Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư thì có được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý không?
- Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư thì có được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý không?
- Có những đối tượng nào được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý?
Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư thì có được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
Như vậy, người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư thì có được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý không? (Hình từ Internet)
Có những đối tượng nào được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư được quy định như sau:
- Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
- Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
- Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện;
- Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý;
- Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.
Như vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?