Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật có phải là căn cứ để thực hiện thanh tra lại?
Người tiến hành thanh tra gồm những ai?
Người tiến hành thanh tra được giải thích tại khoản 16 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Người tiến hành thanh tra bao gồm người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Như vậy, người tiến hành thanh tra bao gồm người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Người tiến hành thanh tra (Hình từ Internet)
Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật có phải là căn cứ để thực hiện thanh tra lại?
Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật có phải là căn cứ để thực hiện thanh tra lại, thì theo khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Thanh tra lại
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
2. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
- Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Như vậy, người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật là một trong những căn cứ để thực hiện thanh tra lại.
Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm gì?
Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Đình chỉ cuộc thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;
b) Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;
c) Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;
d) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;
đ) Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
2. Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.
3. Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Theo đó, người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:
- Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;
- Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;
- Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;
- Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 Luật Thanh tra 2022.
Như vậy, khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.
Và quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải năm nhuận không? Nhuận vào tháng mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ được nghỉ mấy ngày?
- Mẫu phiếu biểu quyết nhân sự tái cử cấp ủy, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư cấp ủy là mẫu nào?
- 08 nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia? Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông?
- Mẫu kế hoạch cá nhân học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị Thủ tướng tặng Bằng khen chuẩn Nghị định 98? Mẫu báo cáo thành tích cá nhân?