Người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì và có nhiệm vụ như thế nào?
Người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân như sau:
Người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân
1. Người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân là công chức, viên chức thuộc biên chế trong các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban có đủ tiêu chuẩn theo Khoản 1, Điều 34 Luật Tiếp công dân, được Thủ trưởng các vụ, đơn vị giao làm nhiệm vụ tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban (sau đây gọi là người tiếp công dân).
2. Người tiếp công dân gồm:
a) Người tiếp công dân thường xuyên;
b) Người tiếp công dân khi được giao.
Theo quy định trên, người tiếp công dân gồm người tiếp công dân thường xuyên và người tiếp công dân khi được giao.
Người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc là công chức, viên chức thuộc biên chế trong các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải có đủ tiêu chuẩn theo khoản 1 Điều 34 Luật Tiếp công dân 2013, cụ thể:
- Người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
Và được Thủ trưởng các vụ, đơn vị giao làm nhiệm vụ tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban.
Người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người tiếp công dân khi được giao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiếp công dân khi được giao
1. Người tiếp công khi được giao có nhiệm vụ:
a) Lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, ghi chép đầy đủ nội dung tiếp công dân theo quy định;
b) Đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị mình thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị mình để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật;
c) Tổng hợp, báo cáo các trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi được giao;
d) Các nhiệm vụ quy định tại c, d, đ, h, l khoản 1, Điều 10 Quy chế này.
2. Người tiếp công dân khi được giao nhiệm vụ có quyền quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, Khoản 2, Điều 10 Quy chế này.
Như vậy, người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ:
- Lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, ghi chép đầy đủ nội dung tiếp công dân theo quy định;
- Đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng đơn vị mình thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị mình để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp, báo cáo các trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi được giao;
- Hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Trong trường hợp công dân trình bày trực tiếp, người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân trình bày, nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản;
- Hướng dẫn công dân cử đại diện trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung;
- Hướng dẫn công dân viết đơn tách riêng các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong trường hợp đơn có nhiều nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; báo cáo người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Lập Giấy biên nhận theo mẫu thành 02 bản, ghi lại tên các thông tin, tài liệu, bằng chứng đã nhận, tình trạng thông tin, tài liệu, bằng chứng và đề nghị người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ký vào Giấy biên nhận;
Và giao 01 bản cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, 01 bản đưa vào hồ sơ (riêng trường hợp tiếp nhận tố cáo, Giấy biên nhận được lập thêm 01 bản để người tiếp công dân lưu); báo cáo Thủ trưởng đơn vị mình để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Khi tiếp công dân, người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc phải có thái độ như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định:
Trang phục, thái độ của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban.
Theo đó, người tiếp công dân khi được giao của Ủy ban Dân tộc phải có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?