Người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc có quyền từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân như sau:
Người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân
1. Người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân là công chức, viên chức thuộc biên chế trong các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban có đủ tiêu chuẩn theo Khoản 1, Điều 34 Luật Tiếp công dân, được Thủ trưởng các vụ, đơn vị giao làm nhiệm vụ tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban (sau đây gọi là người tiếp công dân).
2. Người tiếp công dân gồm:
a) Người tiếp công dân thường xuyên;
b) Người tiếp công dân khi được giao.
Theo quy định trên, người tiếp công dân gồm người tiếp công dân thường xuyên và người tiếp công dân khi được giao.
Người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên là công chức, viên chức thuộc biên chế trong các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải có đủ tiêu chuẩn theo khoản 1 Điều 34 Luật Tiếp công dân 2013, cụ thể:
- Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
Và được Thủ trưởng các vụ, đơn vị giao làm nhiệm vụ tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban.
Người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc có quyền từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định về quyền hạn của người tiếp công dân thường xuyên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiếp công dân thường xuyên
...
2. Người tiếp công dân thường xuyên có quyền:
a) Yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và giấy ủy quyền trong trường hợp công dân ủy quyền cho luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh;
c) Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong trường hợp họ không có đơn; đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn khi xét thấy nội dung chưa rõ, còn thiếu và chưa đầy đủ; yêu cầu công dân cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc;
d) Từ chối tiếp nhận những nội dung mà công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban, đồng thời hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
đ) Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9, Luật Tiếp công dân và vi phạm Nội quy tiếp công dân;
e) Yêu cầu người vi phạm Nội quy tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; đề nghị bảo vệ cơ quan, đơn vị có biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân và bảo đảm an toàn cho người tiếp công dân khi thực hiện nhiệm vụ; trong trường hợp cần thiết lập biên bản về việc vi phạm, đồng thời báo cáo ngay Chánh Thanh tra, lãnh đạo vụ, đơn vị để chỉ đạo kịp thời và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc có các quyền được quy định cụ thể trên.
Trong đó, người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc có quyền từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, cụ thể:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Và vi phạm Nội quy tiếp công dân.
Khi tiếp công dân, người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc phải mặc trang phục như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-UBDT năm 2023 quy định:
Trang phục, thái độ của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban.
Theo đó, khi tiếp công dân, người tiếp công dân thường xuyên của Ủy ban Dân tộc phải mặc trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?