Người tiêu dùng có được yêu cầu tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp thông tin về giá không?
- Người tiêu dùng có được yêu cầu tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp thông tin về giá không?
- Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ không cung cấp thông tin về giá sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ không cung cấp thông tin về giá không?
Người tiêu dùng có được yêu cầu tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp thông tin về giá không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Quyền của người tiêu dùng
1. Lựa chọn, thỏa thuận về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.
2. Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
3. Được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ và hóa đơn theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người tiêu dùng sẽ có quyền được yêu cầu tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp thông tin về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ và hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Người tiêu dùng có được yêu cầu tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp thông tin về giá không? (Hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ không cung cấp thông tin về giá sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về giá đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin hoặc cập nhật thông tin về giá;
b) Cung cấp thông tin hoặc cập nhật thông tin về giá không đúng theo quy định;
c) Cung cấp thông tin hoặc cập nhật thông tin sai lệch vào cơ sở dữ liệu về giá.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dữ liệu về giá trong cơ sở dữ liệu về giá không đúng với mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin hoặc cập nhật thông tin về giá đối với các hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp thông tin hoặc cập nhật thông tin đúng theo quy định đối với các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Cùng với đó căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là hình thức xử phạt bổ sung.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
...
Lưu ý: Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Theo đó, tổ chức có hành vi không cung cấp thông tin về giá sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ buộc cung cấp thông tin hoặc cập nhật thông tin về giá theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ không cung cấp thông tin về giá không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá ở địa phương.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong quản lý giá;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền tối đa không quá 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền tối đa không quá 5.000.000 đồng.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền phạt tiền tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền xử phạt tổ chức có hành vi không cung cấp thông tin về giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy? Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản vĩnh viễn đúng không?
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?