Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến giao dịch thì có được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng không?
- Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến giao dịch thì có được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng không?
- Cá nhân kinh doanh từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng thì có cần trả lời bằng văn bản không?
- Nếu kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì có nhất thiết văn bản phải có chữ ký hay không?
Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến giao dịch thì có được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng không?
Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến giao dịch thì có được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng không, căn cứ theo khoản 3 Điều 58 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Trường hợp không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng
1. Người tiêu dùng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hợp pháp.
2. Người yêu cầu hỗ trợ thương lượng không phải là người tiêu dùng hoặc người đại diện hợp pháp của người tiêu dùng.
3. Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
4. Nội dung yêu cầu hỗ trợ thương lượng không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Yêu cầu hỗ trợ thương lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết.
Như vậy, nếu người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến giao dịch thì sẽ không được tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng.
Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ không được tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng nếu có các hành vi sau:
+ Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan.
Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan đến giao dịch thì có được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng không? (Hình từ Internet)
Cá nhân kinh doanh từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng thì có cần trả lời bằng văn bản không?
Cá nhân kinh doanh từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng thì có cần trả lời bằng văn bản không, căn cứ theo khoản 6 Điều 57 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Trình tự, thủ tục thương lượng
...
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật này, người tiêu dùng gửi yêu cầu hỗ trợ thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
6. Trường hợp từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong trường hợp cá nhân kinh doanh từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì có nhất thiết văn bản phải có chữ ký hay không?
Nếu kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì có nhất thiết văn bản phải có chữ ký hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Kết quả thương lượng
1. Kết quả thương lượng của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản, văn bản về kết quả thương lượng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các bên tham gia thương lượng;
b) Thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng;
c) Nội dung thương lượng;
d) Kết quả thương lượng;
đ) Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì văn bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên thương lượng.
Theo đó, nếu kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì văn bản phải có chữ ký của các bên thương lượng.
Ngoài ra, các bên thương lượng cũng có thể điểm chỉ lên văn bản thay cho việc ký tên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?