Người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước nào?
- Người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước nào?
- Người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm những công việc nào?
- Học ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp thì người học phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý nhà đất trình độ trung cấp là ngành, nghề trực tiếp tham gia quản lý nhà đất, nắm bắt thông tin quy hoạch đất đai, kế hoạch sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tham gia vào việc đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn bất động sản, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học tốt nghiệp trung cấp ngành, nghề quản lý nhà đất có thể làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai quản lý nhà đất như: Phòng tài nguyên - môi trường, văn phòng đăng ký đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) hoặc có thể làm tại các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản, thành lập bản đồ, đánh giá đất.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Như vậy, người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai quản lý nhà đất như:
- Phòng tài nguyên - môi trường,
- Văn phòng đăng ký đất đai,
- Trung tâm phát triển quỹ đất,
- Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường,
- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
- Hoặc có thể làm tại các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản, thành lập bản đồ, đánh giá đất.
Ngành quản lý nhà đất (Hình từ Internet)
Người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý hồ sơ địa giới hành chính và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Quản lý việc sử dụng đất;
- Đăng ký đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính;
- Thống kê, kiểm kê đất đai, quản lý hệ thống thông tin đất đai, quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
- Quản lý việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
- Quản lý dịch vụ về đất đai, nhà ở;
- Quản lý sử dụng nhà chung cư.
Theo đó, người tốt nghiệp ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp có thể làm những công việc sau:
- Quản lý hồ sơ địa giới hành chính và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Quản lý việc sử dụng đất;
- Đăng ký đất đai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính;
- Thống kê, kiểm kê đất đai, quản lý hệ thống thông tin đất đai, quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
- Quản lý việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
- Quản lý dịch vụ về đất đai, nhà ở;
- Quản lý sử dụng nhà chung cư.
Học ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp thì người học phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tính cẩn thận, chính xác trong công việc; có tinh thần kỷ luật trong công việc cũng như ý thức xây dựng đơn vị vững mạnh. Có thái độ tích cực trong phục vụ các thủ tục hành chính cho người dân;
- Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện, sáng tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn;
- Ý thức được sự cần thiết của việc thường xuyên học tập, tìm hiểu và cập nhật các kiến thức về pháp luật đất đai, luật nhà ở và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành, nghề quản lý nhà đất;
- Làm việc độc lập trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.
Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quản thực hiện.
Như vậy, học ngành quản lý nhà đất trình độ trung cấp thì người học phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định về ngành quản lý nhà đất mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?