Người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông có bắt buộc phải chuẩn bị mẫu Giấy ủy quyền trong thông báo mời họp cho cổ đông hay không?
- Người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông có bắt buộc phải chuẩn bị mẫu Giấy ủy quyền trong thông báo mời họp cho cổ đông hay không?
- Cổ đông có được coi là tham dự tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông khi ủy quyền cho cá nhân khác tham dự tại cuộc họp không?
- Cổ đông có quyền yêu cầu bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông hay không?
Người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông có bắt buộc phải chuẩn bị mẫu Giấy ủy quyền trong thông báo mời họp cho cổ đông hay không?
Người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông có bắt buộc phải chuẩn bị mẫu Giấy ủy quyền trong thông báo mời họp cho cổ đông hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 về mời họp đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:
Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
b) Phiếu biểu quyết.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng thông báo mời họp phải có những nội dung cơ bản sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- Tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp;
- Những yêu cầu khác đối với người dự họp.
Từ đó, việc người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông gửi mẫu giấy ủy quyền cho cổ đông có thể liệt kê vào mục những yêu cầu khác đối với người dự họp.
Để thuận lợi cho quá trình kiểm tra tư cách cổ đông, người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông có thể chuẩn bị mẫu Giấy ủy quyền để cổ đông cân nhắc sử dụng.
Hay nói cách khác, người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông không bắt buộc phải chuẩn bị mẫu Giấy ủy quyền trong thông báo mời họp cho cổ đông.
Cổ đông có được coi là tham dự tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông khi ủy quyền cho cá nhân khác tham dự tại cuộc họp không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
…
3. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.
Như vậy, cổ đông vẫn được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông khi ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
Mặt khác, việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Cổ đông có thể cân nhắc sử dụng mẫu giấy ủy quyền nếu công ty có chuẩn bị và gửi cho cổ đông trước đó.
Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
Cổ đông có quyền yêu cầu bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2020 về Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:
Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
…
3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin trong sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, cổ đông được quyền yêu cầu bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?