Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung yêu cầu người dự họp tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh không?
- Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung yêu cầu người dự họp tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh không?
- Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có được yêu cầu người không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp hay không?
- Cổ đông được coi là tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp nào?
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung yêu cầu người dự họp tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh không?
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung yêu cầu người dự họp tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 về mời họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:
Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
2. Thông báo mời họp được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
b) Phiếu biểu quyết.
4. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu.
Như vậy, có thể thấy rằng, thông báo mời họp phải đảm bảo các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- Tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp;
- Những yêu cầu khác đối với người dự họp.
Từ đó, Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đưa vào thông báo mời họp nội dung yêu cầu người dự họp tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh.
Bởi đây có thể được liệt kê vào mục những yêu cầu khác đối với người dự họp theo quy định của pháp luật.
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có được yêu cầu người không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp hay không?
Căn cứ tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
…
7. Người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau đây:
a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây:
a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
b) Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
c) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp;
Như vậy, Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông được quyền yêu cầu người không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp khi cuộc họp đang diễn ra.
Cổ đông được coi là tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 về thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Theo đó, cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
- Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
- Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
- Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
- Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?