Người trốn khỏi khu cách ly nhưng chưa làm lây Covid-19 cho người khác thì có bị phạt tù hay không? Nếu có thì bị ở tù bao nhiêu năm?
- Trường hợp người trốn khỏi khu cách ly nhưng chưa làm lây Covid-19 cho người khác thì có bị phạt tù hay không?
- Trường hợp người trốn khỏi khu cách ly nhưng chưa làm lây Covid-19 cho người khác thì có thể bị ở tù bao nhiêu năm?
- Trường hợp trốn khỏi khu vực bị cách lý nhưng chưa làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người khác và chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại dưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp người trốn khỏi khu cách ly nhưng chưa làm lây Covid-19 cho người khác thì có bị phạt tù hay không?
Theo Mục 1.1 và Mục 1.2 Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
- Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:
+ Trốn khỏi nơi cách ly;
+ Không tuân thủ quy định về cách ly;
+ Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
+ Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
- Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295:
+ Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa;
+ Không tuân thủ quy định cách ly;
+ Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
+ Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người trốn khỏi khu vực bị cách ly tuy chưa làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người khác nhưng đã gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
Trốn khỏi khu cách ly
Trường hợp người trốn khỏi khu cách ly nhưng chưa làm lây Covid-19 cho người khác thì có thể bị ở tù bao nhiêu năm?
Tại Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 97 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:
"1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Theo đó, trường hợp người trốn khỏi khu cách ly nhưng chưa làm lây Covid-19 cho người khác thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
Trường hợp trốn khỏi khu vực bị cách lý nhưng chưa làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người khác và chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại dưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định khác về y tế dự phòng được quy định như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật."
Theo, đó trường hợp trốn khỏi khu vực bị cách lý nhưng chưa làm lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người khác và chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại dưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về lỗi "không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền".
Và theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (bằng 7,5 triệu đồng). Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng thấp nhất là 5 triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng cao nhất là 10 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?