Người trong tình trạng say xỉn thì người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan có được từ chối tiếp không?
Người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 802/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về tiêu chuẩn, chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân như sau:
Tiêu chuẩn, chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân
1. Người tiếp công dân phải có phẩm chất, đạo đức tốt; có kiến thức và am hiểu quy định pháp luật hải quan, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; có khả năng vận động, thuyết phục, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
2. Người tiếp công dân được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan phải:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
- Có kiến thức và am hiểu quy định pháp luật hải quan, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân;
- Có khả năng vận động, thuyết phục, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
Tiếp công dân (Hình từ Internet)
Người trong tình trạng say xỉn thì người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan có được từ chối tiếp không?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 802/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về việc từ chối tiếp công dân như sau:
Việc từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân và phải giải thích cho công dân biết lý do.
Đối với những vụ việc khiếu nại (hoặc tố cáo) đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản, người khiếu nại (hoặc người tố cáo) đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra thông báo từ chối tiếp công dân (thông báo từ chối ban hành theo Mẫu số 01-TCD kèm theo Quy chế này).
Theo đó tại khoản 1 Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, có quy định những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, theo quy định trên thì người trong tình trạng say xỉn do dùng chất kích thích thì người tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan có quyền từ chối tiếp công dân.
Thủ trưởng cơ quan hải quan phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 6 Quy chế tiếp công dân tại các đơn vị trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 802/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hải quan các cấp như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hải quan các cấp
...
6. Tiếp công dân theo định kỳ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trực tiếp tiếp công dân ít nhất một ngày trong một tháng.
Cục trưởng Cục Hải quan trực tiếp tiếp công dân ít nhất hai ngày trong một tháng.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tiếp công dân ít nhất một ngày trong một tuần.
7. Tiếp công dân đột xuất.
Thủ trưởng cơ quan hải quan phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
- Vụ việc phức tạp; có nhiều người tham gia; liên quan đến trách nhiệm của nhiều đơn vị hoặc ý kiến của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng cơ quan hải quan phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau:
- Vụ việc phức tạp; có nhiều người tham gia; liên quan đến trách nhiệm của nhiều đơn vị hoặc ý kiến của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?