Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón phải có trình độ đại học thuộc các ngành học nào theo quy định?
- Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón phải có trình độ đại học thuộc các ngành học nào?
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có bao gồm bản chụp bằng tốt nghiệp đại của người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón không?
- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền và nghĩa vụ gì?
Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón phải có trình độ đại học thuộc các ngành học nào?
Theo căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau
Điều kiện sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Như vậy, người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón phải có trình độ đại học thuộc các ngành học nào? (hình từ internet)
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có bao gồm bản chụp bằng tốt nghiệp đại của người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.
Theo quy định trên, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.
- Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có bao gồm bản chụp bằng tốt nghiệp đại của người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón.
Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 50 Luật Trồng trọt 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền sau đây:
+ Sản xuất phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
+ Sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Quảng cáo phân bón theo quy định tại Điều 49 của Luật này;
+ Được buôn bán phân bón do mình sản xuất.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nghĩa vụ sau đây:
+ Duy trì đầy đủ các điều kiện sản xuất phân bón quy định tại Điều 41 của Luật này trong quá trình hoạt động sản xuất phân bón;
+ Sản xuất phân bón đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng;
+ Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
+ Thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm theo hạn sử dụng của lô phân bón và bảo quản mẫu lưu trong thời gian là 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;
+ Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;
+ Hằng năm, báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?