Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình có được hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường không?
- Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng những chính sách gì?
- Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình có được hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại không?
- Ai có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình?
Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng những chính sách gì?
Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng những chính sách được căn cứ theo Điều 39 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/12/2023) như sau:
(1) Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
- Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vệ sinh, an toàn lao động;
- Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đơn vị sử dụng lao động chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
- Trường hợp cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng khác được hỗ trợ theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp hoặc được hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
(2) Chi hỗ trợ bù đắp thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
- Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Trước đây, chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được căn cứ theo Điều 5 Nghị định 08/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 25/12/2023) quy định như sau:
Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp Luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp Luật;
3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại Điều này.
Căn cứ quy định trên thì người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng những chính sách sau:
- Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp Luật về thi đua, khen thưởng;
- Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp Luật;
- Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại.
Kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình sẽ được hưởng những chính sách gì? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình có được hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại không?
Theo Điều 6 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện để nhà nước hoàn trả thiệt hại
Nhà nước hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP trong trường hợp sau đây:
1. Người gây thiệt hại là người bị bệnh tâm thần đủ các điều kiện gồm:
a) Có Hồ sơ bệnh án trước thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh tật;
c) Không có người giám hộ hoặc có người giám hộ nhưng người giám hộ có đủ căn cứ chứng minh họ không có lỗi trong việc giám hộ người bị bệnh tâm thần hoặc người giám hộ có tên trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản.
2. Người gây bạo lực thuộc diện hộ nghèo là người phải có tên trong danh sách Quyết định công nhận hộ gia đình nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản và có căn cứ chứng minh không có tài sản để hoàn trả người bị hại cả trong hiện tại và tương lai.
Theo đó, Nhà nước hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại, cụ thể:
(1) Người gây thiệt hại là người bị bệnh tâm thần đủ các điều kiện gồm:
- Có Hồ sơ bệnh án trước thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
- Có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh tật;
- Không có người giám hộ hoặc có người giám hộ nhưng người giám hộ có đủ căn cứ chứng minh họ không có lỗi trong việc giám hộ người bị bệnh tâm thần hoặc người giám hộ có tên trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản.
(2) Người gây bạo lực thuộc diện hộ nghèo là người phải có tên trong danh sách Quyết định công nhận hộ gia đình nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản và có căn cứ chứng minh không có tài sản để hoàn trả người bị hại cả trong hiện tại và tương lai.
Ai có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình?
Theo Điều 7 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cơ quan chịu trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản bị thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản bị thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình trong trường hợp đủ căn cứ xác minh người gây thiệt hại không có khả năng hoàn trả theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Căn cứ vào tình hình địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp hoàn trả thiệt hại về tài sản theo thẩm quyền và giao kinh phí cho cơ quan được phân cấp.
Căn cứ trên quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm hoàn trả giá trị tài sản bị thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình trong trường hợp đủ căn cứ xác minh người gây thiệt hại không có khả năng hoàn trả theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Căn cứ vào tình hình địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp hoàn trả thiệt hại về tài sản theo thẩm quyền và giao kinh phí cho cơ quan được phân cấp.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm hoàn trả thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?