Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên trong trường hợp nào?
- Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên trong trường hợp nào?
- Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự được bổ nhiệm làm hòa giải viên được hưởng thù lao như nào khi các bên không đạt được thỏa thuận?
- Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị bao gồm những gì để được bổ nhiệm Hòa giải viên?
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên trong trường hợp nào?
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên trong trường hợp tại quy định Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, nội dung như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
Theo các quy định trên, người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.
- Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không phải là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự được bổ nhiệm làm hòa giải viên được hưởng thù lao như nào khi các bên không đạt được thỏa thuận?
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự được bổ nhiệm làm hòa giải viên được hưởng thù lao như nào khi các bên không đạt được thỏa thuận thì phải căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thù lao Hòa giải viên
...
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
...
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, nội dung như sau:
Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
...
Theo quy định trên,khi các bên không đạt được thỏa thuận thì người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự được bổ nhiệm làm hòa giải viên được hưởng thù lao 500.000 đồng/01 vụ việc.
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị bao gồm những gì để được bổ nhiệm Hòa giải viên?
Người từng là chấp hành viên thi hành án dân sự cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị bao gồm những gì để được bổ nhiệm Hòa giải viên phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm;
+ Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
+ Giấy tờ chứng minh có đã từng là chấp hành viên thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?