Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng không?
- Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng không?
- Thời hạn người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và quá thời hạn theo thỏa thuận là bao lâu?
- Khi thấy hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá không?
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng không?
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:
Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.
2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.
4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng không? (Hình từ Internet)
Thời hạn người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và quá thời hạn theo thỏa thuận là bao lâu?
Thời hạn người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và quá thời hạn theo thỏa thuận được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:
Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ
1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa, người vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho người giao hàng, người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hóa bị lưu giữ để thanh toán các khoản nợ; nội dung của thông báo phải có tối thiểu các thông tin sau đây:
a) Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa;
b) Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả;
c) Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có).
2. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo quy định tại khoản 1 Điều này, người vận chuyển không nhận được trả lời của người giao hàng, người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người vận chuyển phải đăng tải ít nhất trên một trong các báo giấy phát hành hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa trong ba số liên tiếp. Thời gian thực hiện việc đăng tải thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo cho người giao hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa khi người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và quá thời hạn theo thỏa thuận trong 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa.
Khi thấy hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá không?
Khi thấy hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:
Xử lý hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp đặc biệt
1. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan chủ trì xử lý đối với hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cẩm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập phải lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
...
Như vậy, theo quy định trên thì khi thấy hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?