Người vì định kiến giới mà sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt như thế nào?
- Người vì định kiến giới mà sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt như thế nào?
- Nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị có bao gồm bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới?
Người vì định kiến giới mà sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 4, khoản 6 và điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
...
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản hoặc ép buộc người khác tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản nhằm cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 3, điểm c, d và đ khoản 4 Điều này;
...
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ theo khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Theo đó, hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị.
Người có hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi trên và buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xâm phạm.
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Vì định kiến giới mà sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử phạt (Hình từ Internet)
Nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị có bao gồm bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Theo đó, nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định cụ thể trên.
Trong đó có nội dung nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt hành vi cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Người có hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ nhằm cản trở người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nên căn cứ theo quy định trên cả Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?