Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất không?

Ông tôi chết có để lại thừa kế cho tôi một miếng đất tại Việt Nam (miếng đất này đứng tên ông tôi trong sổ đỏ). Hiện tại tôi đang định cư ở nước ngoài thì liệu tôi có được nhận thừa kế mảnh đất đấy không? Tôi không nắm rõ pháp luật nước mình quy định như thế nào về vấn đề này nên rất mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất không?

(1) Căn cứ Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

(2) Tại điểm đ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.

Như vậy, đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sở hữu nhà ở không?

(1) Theo đó, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nội dung như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

(2) Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

"1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này."

(3) Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

"1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;"
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

Như vậy, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở nếu có đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam.

Điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam

(1) Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau:

"1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định."

(2) Căn cứ Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định các trường hợp chưa cho nhập cảnh như sau:

"1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội."

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà bạn quan tâm.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Thừa kế quyền sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không đăng ký biến động đất đai khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất bị phạt bao nhiêu? Thời hạn đăng ký biến động?
Pháp luật
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã thì có khởi kiện ra Tòa án được không?
Pháp luật
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam không?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có các giấy tờ gì để chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở?
Pháp luật
Nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì được cấp mới sổ đỏ hay ghi vào trang thứ ba của sổ? Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Có được thừa kế quyền sử dụng đất đối với đất chưa có sổ đỏ? Khi thừa kế có phải đăng ký biến động đất đai?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam không?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thuê mua bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay không?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật Đất đai mới nhất có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như cá nhân trong nước đúng không?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
33,729 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài Thừa kế quyền sử dụng đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người Việt Nam định cư ở nước ngoài Xem toàn bộ văn bản về Thừa kế quyền sử dụng đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào