Người xin gia nhập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phải có ít nhất bao nhiêu năm hoạt động cho sân khấu?
Người xin gia nhập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phải có ít nhất bao nhiêu năm hoạt động cho sân khấu?
Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV về tiêu chuẩn của Hội viên như sau:
Tiêu chuẩn Hội viên:
1. Công dân Việt Nam hoạt động sân khấu có thành tích nghệ thuật đều được gia nhập Hội gồm:
- Diễn viên Kịch, Tuồng, Chèo, Cải lương, Ca kịch, Xiếc, Múa rối, Nhạc vũ kịch.
- Đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật ở các Nhà hát, các đơn vị biểu diễn sân khấu, các bộ môn sân khấu của Đài Phát thanh và Truyền hình.
- Tác giả kịch bản.
- Biên tập viên, trợ lý chỉ đạo nghệ thuật.
- Họa sĩ, chủ nhiệm trang trí và thiết kế mỹ thuật, chuyên gia hóa trang và phục trang.
- Nhạc sĩ nhạc công, chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng, chuyên gia âm thanh sân khấu.
- Các nhà lý luận phê bình sân khấu.
- Cán bộ giảng dạy, người nghiên cứu lịch sử sân khấu và xã hội học sân khấu.
- Cán bộ quản lý sân khấu chuyên nghiệp, cán bộ chuyên trách phong trào sân khấu quần chúng và nhà hoạt động sân khấu không chuyên nghiệp có nhiều thành tích xuất sắc.
- Những nhà hoạt động sân khấu tuy không có những nghiệp vụ kể trên nhưng hoạt động của họ có tác động nhiều đến sự phát triển của sân khấu và được giới sân khấu thừa nhận.
2. Những người xin gia nhập Hội, đã hoạt động cho sân khấu từ 8 năm trở lên, có những thành tích nổi bật về nghệ thuật.
3. Hội viên tập thể: Các tổ chức sân khấu Việt Nam giạ nhập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với tư cách Hội viên tập thể và phải thực hiện thủ tục do Ban Chấp hành quy định.
Theo quy định trên, người xin gia nhập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phải có ít nhất 8 năm hoạt động cho sân khấu và có những thành tích nổi bật về nghệ thuật.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có những quyền hạn nào?
Theo Điều 12 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về quyền hạn của Hội viên như sau:
Quyền hạn của Hội viên:
Mọi Hội viên đều có quyền.
1. Ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội.
2. Thảo luận góp ý kiến vào các nghị quyết của Hội, nhận xét và phê bình cơ quan lãnh đạo của Hội.
3. Tham gia các hoạt động nghệ thuật do Hội tổ chức. Được thông báo thường xuyên về tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, được cung cấp hoặc ưu tiên mua sách báo và những tài liệu nghiệp vụ do Hội ấn hành.
4. Được giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
5. Được tự đề nghị tuyên dương những Hội viên có công và yêu cầu xử lý kỷ luật những Hội viên vi phạm kỷ luật của Hội.
6. Được cử đi tham quan ở trong nước và nước ngoài khi Hội có điều kiện.
7. Được xin ra Hội.
8. Khi ốm đau và khi qua đời được sự chăm sóc của Hội.
Theo đó, Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Trong đó có quyền tham gia các hoạt động nghệ thuật do Hội tổ chức. Được thông báo thường xuyên về tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, được cung cấp hoặc ưu tiên mua sách báo và những tài liệu nghiệp vụ do Hội ấn hành.
Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam ra khỏi Hội trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 14 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về thể thức ra Hội như sau:
Thể thức ra Hội:
1. Bản thân Hội viên có đơn xin ra Hội.
2. Chi hội đề nghị rút Hội tịch với Hội viên đang trong độ tuổi nhưng đã chuyển ngành không hoạt động sân khấu nữa.
3. Hội viên bị mất quyền công dân.
4. Hội viên vi phạm nghiêm trọng điều lệ làm mất thanh danh của Hội.
5. Hội viên đang trong độ tuổi hoạt động sân khấu nhưng không đóng góp Hội phí trên một năm.
6 Quyền quyết định rút Hội tịch đối với Hội viên do Ban Thường vụ Hội quyết định.
Như vậy, Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam ra khỏi Hội trong những trường hợp được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Trong đó có trường hợp bản thân Hội viên có đơn xin ra Hội. Hoặc Chi hội đề nghị rút Hội tịch với Hội viên đang trong độ tuổi nhưng đã chuyển ngành không hoạt động sân khấu nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?