Người xuất cảnh trái phép hơn 20 năm quay về nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi vượt biên trái phép là như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy đinh về nghĩa vụ của công dân như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
...
2. Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;
b) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;
c) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định điều kiện xuất cảnh như sau:
Điều kiện xuất cảnh
1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Từ các quy định trên thì có thể hiểu người có hành vi xuất cảnh trái phép là người thực hiện xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật xuất cảnh, thực hiện các thủ tục xuất cảnh mà nhà nước quy định.
Ngoài ra, người xuất cảnh trái phép còn là người xuất cảnh nhưng không có giấy tờ xuất cảnh theo quy đinh, không có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực hoặc thuộc diện cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh nhưng lại tự ý xuất cảnh.
Người xuất cảnh trái phép hơn 20 năm quay về nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người xuất cảnh trái phép có bị xử phạt hay không?
Căn cứ Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
...
Theo đó, hành vi xuất cảnh trái phép thuộc hành vi bị nghiêm cấm nên người xuất cảnh trái phép sẽ bị xử phạt.
Người xuất cảnh trái phép hơn 20 năm quay về nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức truy cứu hình sự đối với tội xuất cảnh trái phép như sau:
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Đồng thời, tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
....
Theo các quy định trên thì tội tội xuất cảnh trái phép được phân loại là tội phạm ít nghiêm trọng do có mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 3 năm nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm.
Theo thông tin anh cung cấp là đã hơn 20 năm kể từ ngày xuất cảnh trái phép nên người nhà anh sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?