Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Đương sự trong vụ việc dân sự
...
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
5. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
...
Theo đó, người yêu cầu giải quyết việc dân sự được xác định là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn yêu cầu của người yêu cầu giải quyết việc dân sự sẽ có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Quyết định giải quyết việc dân sự có phải gửi đến cho người yêu cầu giải quyết việc dân sự không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 370 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định giải quyết việc dân sự
1. Quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
d) Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
h) Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
i) Quyết định của Tòa án;
k) Lệ phí phải nộp.
2. Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Việc gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
3. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.
4. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Như vậy, quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho người yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Ngoài ra, quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc họp của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty? Chủ tịch Hội đồng quản trị do ai bầu?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?