Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan nào khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường?
- Trong khu vực biên giới biển có được tự ý khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật không?
- Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan nào khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường?
- Cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm về an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển thì phải làm gì?
Trong khu vực biên giới biển có được tự ý khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật không?
Trong khu vực biên giới biển có được tự ý khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật được quy định tại Điều 4 Nghị định 71/2015/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển
...
3. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép.
5. Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
6. Bay vào vùng cấm bay; bắn, phóng, thả các phương tiện bay có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, an toàn hàng không; hạ xuống các tàu thuyền, vật thể trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm.
8. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
9. Mua bán, trao đổi, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, hàng hóa, vật phẩm cấm lưu hành, kim khí quý, đá quý, ngoại hối; đưa người, hàng hóa lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi tự ý khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam là hành vi bị nghiêm cấm.
Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan nào khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường? (Hình từ internet)
Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan nào khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường?
Người trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của cơ quan được quy định tại Điều 14 Nghị định 71/2015/NĐ-CP như sau:
Trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường
1. Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường (sau đây viết chung là tai nạn) trong khu vực biên giới biển, người phát hiện phải kịp thời thông báo, phát tín hiệu cấp cứu, kịp thời thông báo cho đồn, trạm Biên phòng, cơ quan, lực lượng chức năng nơi gần nhất và tiến hành ngay các biện pháp để cứu người, phương tiện, tài sản và hạn chế tổn thất.
2. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển khi nhận được thông báo, tín hiệu cấp cứu hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn, phải nhanh chóng tổ chức cứu nạn, thông báo ngay cho các lực lượng chức năng đang hoạt động trên biển gần nhất hoặc thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm - Cứu nạn hàng hải nơi gần nhất biết để tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
3. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của chính quyền địa phương và bộ đội Biên phòng để tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Việc huy động, yêu cầu tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
4. Người tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn nếu bị thương, hy sinh, bị tổn hại sức khỏe, thiệt hại về tính mạng, tài sản được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường trong khu vực biên giới biển, người phát hiện phải kịp thời thông báo, phát tín hiệu cấp cứu, kịp thời thông báo cho đồn, trạm Biên phòng, cơ quan, lực lượng chức năng nơi gần nhất và tiến hành ngay các biện pháp để cứu người, phương tiện, tài sản và hạn chế tổn thất.
Cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm về an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển thì phải làm gì?
Cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm về an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển được quy định tại Điều 15 Nghị định 71/2015/NĐ-CP như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển
1. Khi phát hiện người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành có quyền tiến hành kiểm tra, tạm giữ người, phương tiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển phải tố giác, tin báo về tội phạm cho đồn Biên phòng, Công an cấp xã nơi gần nhất; trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện, thu được tài sản chìm đắm, trôi dạt trên vùng biển Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo, giao nộp ngay chính quyền địa phương hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất để xử lý theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm về an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển phải tố giác, tin báo về tội phạm cho đồn Biên phòng, Công an cấp xã nơi gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?