Nguồn gốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương? Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn trong năm hay không?
Nguồn gốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương? Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn trong năm hay không?
Tương truyền rằng, Kinh Dương Vương sinh hạ một người con trai, sau nối ngôi vua cha, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng nở thành một trăm người con, là tổ tiên của người Bách Việt.
Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung sống thật khó." Do đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi trị vì đất nước.
Trải qua 18 đời Hùng Vương, đến đời thứ 18, Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, tức An Dương Vương.
Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng trong việc dựng nước và giữ nước, vua Lê Thánh Tông vào năm 1470 và vua Lê Kính Tông năm 1601 đã cho sao chép, đóng dấu kiềm và lưu giữ tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Đến thời nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ 2, ngày 10 tháng 3 âm lịch chính thức được chọn làm ngày Giỗ Tổ, nhằm tưởng nhớ công lao các Vua Hùng và nhắc nhở con dân Việt Nam về lòng biết ơn tổ tiên.
Từ đó, theo phong tục, hằng năm, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch đã trở thành "điểm hẹn" tâm linh trong mỗi người dân nước Việt, mọi người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc lại cùng nhau hướng về dân tộc, tìm về cội nguồn của mình.
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để con Lạc cháu Hồng tìm hiểu và biết ơn công lao to lớn của những người đi trước đã bảo vệ cho đất nước ta như ngày hôm nay. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu cũng đều dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
Cụ thể, năm nay ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch sẽ rơi vào thứ năm ngày 18/04/2024.
Dẫn chiếu đến Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong năm như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, cùng với các ngày lễ lớn khác, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch) cũng là một trong các ngày lễ lớn trong năm.
Nguồn gốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương? Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải ngày lễ lớn trong năm hay không? (hình từ internet)
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày lễ, tết sau thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương, cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương 01 ngày vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Nếu ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì họ có được nghỉ bù không?
Nghỉ hằng tuần của người lao động được quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định này, nếu lễ Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?