Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào? Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?

Em ơi cho anh hỏi: Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào? Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng? Đây là câu hỏi của anh Minh Kiên đến từ Ninh Thuận.

Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào?

Căn cứ theo Điều 29 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Bảo đảm nguồn nhân lực
1. Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu của quốc phòng.
2. Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng.

Theo đó, công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng.

Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng.

quốc phòng

Lĩnh vực quốc phòng (Hình từ Internet)

Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.
2. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách về quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng và bảo đảm cho hoạt động quốc phòng, lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cấp có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;
d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;
đ) Đối ngoại quốc phòng;
e) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về quốc phòng.

Như vậy, Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ trong lĩnh vực quốc phòng như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan.

- Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:

+ Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách về quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng và bảo đảm cho hoạt động quốc phòng, lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cấp có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;

+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Đối ngoại quốc phòng;

+ Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về quốc phòng.

Bộ, ngành trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?

Căn cứ theo Điều 36 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương
Bộ, ngành trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về quốc phòng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc kết hợp kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng theo nhiệm vụ được giao;
4. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ, lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
5. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Bộ, ngành trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực quốc phòng như sau:

- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc kết hợp kinh tế - xã hội, an ninh, đối ngoại với quốc phòng của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về quốc phòng theo nhiệm vụ được giao;

- Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ, lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;

- Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Quốc phòng định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Quốc phòng an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoàn thành nghĩa vụ công an có được miễn học môn quốc phòng an ninh?
Pháp luật
Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong nhiệm vụ quốc phòng an ninh phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh theo hướng nào?
Pháp luật
Nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng là những đối tượng nào? Chính phủ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào trong lĩnh vực quốc phòng?
Pháp luật
Trong trường hợp khẩn cấp để truy bắt tội phạm thì người đi trên phương tiện quốc phòng ra vào Việt Nam thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải có vốn điều lệ bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thì phải có bao nhiêu lao động kỹ thuật?
Pháp luật
Thông tư 07/2023/BQP: Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, bảo vệ biên giới, biển, đảo, thềm lục địa?
Pháp luật
Công ty cổ phần có được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh không? Loại hình doanh nghiệp nào được trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Ai là người giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh? Hội đồng thực hiện nhiệm vụ thế nào?
Pháp luật
Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu phải báo cáo định kỳ kết quả giáo dục quốc phòng và an ninh với Bộ Tư lệnh quân khu vào thời điểm nào?
Pháp luật
Đất bãi tập định nghĩa như thế nào? Việc quản lý và sử dụng đất bãi tập được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quốc phòng an ninh
1,692 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quốc phòng an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quốc phòng an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào