Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là gì? Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học được lập theo nguyên tắc nào?
- Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là gì?
- Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là bao nhiêu mét?
- Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học được lập theo nguyên tắc nào?
- Hộ gia đình sinh sống trong hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là gì?
Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2015/NĐ-CP thì nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là nguồn nước gắn liền với môi trường sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài động, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là gì? Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học được lập theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là bao nhiêu mét?
Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học là bao nhiêu mét, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2015/NĐ-CP như sau:
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
1. Đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.
2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học được lập theo nguyên tắc nào?
Hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học được lập theo nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2015/NĐ-CP như sau:
- Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải bảo đảm việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.
- Việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm công khai, dân chủ.
Hộ gia đình sinh sống trong hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Hộ gia đình sinh sống trong hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2015/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình sinh sống trong hành lang bảo vệ nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
- Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?