Nguồn nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò được bảo vệ như thế nào? Tài nguyên nước nóng thiên nhiên được chia thành bao nhiêu cấp?
Nguồn nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò được bảo vệ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 52/2014/TT-BTNMT, có quy định về bảo vệ nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò như sau:
Bảo vệ nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên có trách nhiệm thiết lập vành đai bảo vệ nguồn nước trong quá trình tổ chức thi công đề án thăm dò.
2. Vành đai bảo vệ nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được chia làm hai khu bảo hộ vệ sinh (khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực bảo vệ sinh thái):
a) Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt được xác lập ngay tại nơi lộ nước, cụ thể là phạm vi khu vực bố trí các lỗ khoan hoặc giếng thăm dò nước. Phạm vi khu vực bảo vệ nghiêm ngặt không nhỏ hơn năm mét (05m), tính từ miệng lỗ khoan, giếng thăm dò nước;
b) Khu vực bảo vệ sinh thái được xác định liền kề với khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Phạm vi khu vực bảo vệ sinh thái không nhỏ hơn mười mét (10m), tính từ mép ngoài của khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
3. Tổ chức, cá nhân thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên phải lập phương án hoặc giải pháp bảo vệ nguồn nước trong phạm vi vành đai bảo vệ nguồn nước; phải xây dựng công trình kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo vệ nguồn nước trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
Theo đó, thì nguồn nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò được tổ chức, cá nhân thăm dò nước nóng thiên nhiên có trách nhiệm thiết lập vành đai bảo vệ nguồn nước trong quá trình tổ chức thi công đề án thăm dò.
- Vài đài bảo vệ nguồn nước nóng thiên nhiên được chia làm hai khu bảo hộ vệ sinh:
+ Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt được xác lập ngay tại nơi lộ nước, cụ thể là phạm vi khu vực bố trí các lỗ khoan hoặc giếng thăm dò nước, phạm vi khu vực bảo vệ nghiêm ngặt không nhỏ hơn năm 05m, tính từ miệng lỗ khoan, giếng thăm dò nước;
+ Khu vực bảo vệ sinh thái được xác định liền kề với khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, phạm vi khu vực bảo vệ sinh thái không nhỏ hơn 10m, tính từ mép ngoài của khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
- Tổ chức, cá nhân thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên phải lập phương án hoặc giải pháp bảo vệ nguồn nước trong phạm vi vành đai bảo vệ nguồn nước; phải xây dựng công trình kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo vệ nguồn nước trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
Nguồn nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò được bảo vệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài nguyên nước nóng thiên nhiên được chia thành bao nhiêu cấp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 52/2014/TT-BTNMT, có quy định về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên dự tính như sau:
Phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên dự tính
1. Cơ sở phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên:
a) Cấu tạo địa chất, điều kiện địa chất thủy văn và thủy địa nhiệt của mỏ;
b) Chất lượng nước;
c) Điều kiện khai thác bao gồm: hệ thống khai thác, mức độ ổn định của lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan, sự ăn mòn, mức độ lắng muối và tính liên tục trong khai thác nước.
2. Trữ lượng và tài nguyên dự tính nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được chia thành các cấp như sau:
a) Cấp trữ lượng gồm: trữ lượng khai thác cấp A, trữ lượng thăm dò cấp B;
b) Cấp tài nguyên dự tính gồm: tài nguyên dự tính cấp C1, tài nguyên dự tính cấp C2.
…
Theo đó, tài nguyên nước nóng thiên nhiên được chia thành 02 cấp: cấp trữ lượng và cấp tài nguyên dự tính:
- Cấp trữ lượng gồm: trữ lượng khai thác cấp A, trữ lượng thăm dò cấp B;
- Cấp tài nguyên dự tính gồm: tài nguyên dự tính cấp C1, tài nguyên dự tính cấp C2.
Đánh giá địa chất trữ lượng khai thác nước nóng thiên nhiên cấp A có những yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 52/2014/TT-BTNMT, có quy định về đánh giá trữ lượng khai thác cấp A như sau:
Đánh giá trữ lượng khai thác cấp A
1. Yêu cầu về đánh giá địa chất, địa chất thủy văn:
a) Xác định rõ cấu tạo địa chất tầng chứa nước khoáng, sự phân bố và chiều dày các lớp cách nước, vai trò địa chất thủy văn của các đới phá hủy đứt gãy;
b) Xác định được giá trị áp lực của các tầng chứa nước; điều kiện cung cấp của tầng chứa nước và khả năng phục hồi trữ lượng khai thác;
c) Xác định được ranh giới các tầng chứa nước, vị trí các hồ chứa nước và các dòng chảy trên mặt, mức độ quan hệ thủy lực giữa chúng với nước khoáng, nước nóng; sự phân bố của miền thoát nước khoáng, nước nóng trên bản đồ và mặt cắt, trong trường hợp mỏ đơn giản, gồm cả vị trí miền cung cấp;
d) Xác định quan hệ giữa tầng chứa nước với các tầng bên trên và bên dưới; quan hệ thủy lực giữa nước khoáng, nước nóng với nước của các tầng chứa nước khác và nước mặt;
đ) Quan trắc động thái nước tối thiểu năm (05) năm thủy văn;
e) Xác định được các nguồn hình thành trữ lượng khai thác và đánh giá định lượng các nguồn đó.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đánh giá địa chất trữ lượng khai thác nước nóng thiên nhiên cấp A có yêu cầu sau:
- Phải xác định rõ cấu tạo địa chất tầng chứa nước khoáng, sự phân bố và chiều dày các lớp cách nước, vai trò địa chất thủy văn của các đới phá hủy đứt gãy;
- Phải xác định được giá trị áp lực của các tầng chứa nước; điều kiện cung cấp của tầng chứa nước và khả năng phục hồi trữ lượng khai thác;
- Phải xác định được ranh giới các tầng chứa nước, vị trí các hồ chứa nước và các dòng chảy trên mặt, mức độ quan hệ thủy lực giữa chúng với nước khoáng, nước nóng; sự phân bố của miền thoát nước khoáng, nước nóng trên bản đồ và mặt cắt, trong trường hợp mỏ đơn giản, gồm cả vị trí miền cung cấp;
- Phải xác định quan hệ giữa tầng chứa nước với các tầng bên trên và bên dưới; quan hệ thủy lực giữa nước khoáng, nước nóng với nước của các tầng chứa nước khác và nước mặt;
- Quan trắc động thái nước tối thiểu năm (05) năm thủy văn;
- Phải xác định được các nguồn hình thành trữ lượng khai thác và đánh giá định lượng các nguồn đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?