Nguồn phóng xạ kín là gì? Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như thế nào?
Nguồn phóng xạ kín là gì?
Nguồn phóng xạ kín được giải thích theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) cụ thể:
Nguồn phóng xạ kín (Sealed radioactive source)
Vật liệu phóng xạ được bọc kín trong một hoặc vài lớp vỏ bọc và/hoặc kết hợp với một vật liệu mà nó gắn chặt vào vỏ bọc hay vật liệu gắn chặt đó phải đủ bền để giữ không rò rỉ nguồn kín trong các điều kiện sử dụng hay quá trình hao mòn mà nó được thiết kế.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "Nguồn kín" được sử dụng tắt thay cho “Nguồn phóng xạ kín".
Nguồn phóng xạ kín (Hình từ Internet)
Nguồn phóng xạ kín phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Yêu cầu của nguồn phóng xạ kín theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) cụ thể:
Các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này phải được thực hiện bởi những người có thẩm quyền và trình độ chuyên môn và đã được đào tạo thích hợp về an toàn bức xạ.
Tùy theo dạng kiểm soát và loại nguồn kín, ít nhất một trong các thử nghiệm được mô tả trong điều 5 và điều 6 cần được thực hiện (xem phụ lục A để chọn thử nghiệm)
Tuy nhiên, trong trường hợp một thử nghiệm đặc biệt không được mô tả trong tiêu chuẩn này được thực hiện (xem điều 1), người sử dụng cần chứng minh phương pháp được dùng ít nhất có hiệu quả như phương pháp tương ứng cho trong tiêu chuẩn này.
Cần lưu ý rằng trong thực tế thường tiến hành nhiều hơn một kiểu thử nghiệm rò rỉ và cũng thực hiện việc thử nghiệm lau cuối cùng cho việc kiểm tra sự nhiễm xạ.
Trong kết luận của phép thử nghiệm, nguồn kín phải được coi là không rò rỉ nếu nó tuân thủ các giá trị giới hạn nêu trong Bảng 1.
Nếu không có sự phù hợp trực tiếp giữa các mức đo của các phương pháp đo khác nhau thì kết quả sẽ phụ thuộc vào qui trình và thiết bị đo.
Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như thế nào?
Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín theo Phụ lục A Hướng dẫn lựa chọn thử nghiệm cần tiến hành tùy theo dạng kiểm soát và loại nguồn phóng xạ kín ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) cụ thể:
Các cuộc thanh tra định kỳ
Rõ ràng là cần thiết phải thử nghiệm định kỳ các nguồn phóng xạ vào những thời điểm nhất định sau khi chúng được nhà sản xuất cung cấp nhằm chắc chắn chúng không phát sinh ra bất cứ một chỗ rò rỉ nào. Ở nhiều nước đã có những quy định luật pháp xác định tần suất của các thử nghiệm. Khoảng thời gian giữa các thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và thiết kế của nguồn phóng xạ kín cũng như môi trường làm việc.
Những thử nghiệm này không nhất thiết phải giống với các thử nghiệm được coi là thích hợp để thực hiện trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng là phải tính đến những điều kiện ứng dụng của nguồn phóng xạ kín và mọi rủi ro cụ thể mà nguồn có thể gặp phải trong suốt thời gian làm việc của mình.
Như vậy có một số điều kiện có thể gặp phải trong thực tế khi xem xét đến các thử nghiệm định kỳ:
a) Nguồn phóng xạ kín chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại hiện trường nơi nó được sử dụng và có khả năng tiến hành thử nghiệm lau trên phần gần nhất có thể tiếp cận được. Trong trường hợp này, việc thử nghiệm lau (5.3) được chọn. Việc kiểm tra bằng mắt thường đối với nguồn phóng xạ kín cũng được tiến hành nếu có thể được.
b) Nguồn chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại nơi nó được sử dụng nhưng việc tiếp cận trực tiếp với nguồn là không thể được hoặc không nên do nó gây nên sự chiếu xạ không được luận chứng đối với người thực hiện việc thử nghiệm, ví dụ: với những nguồn xạ trị hoạt độ cao hay những nguồn khác được bảo vệ trong hộp đựng nguồn. Trong trường hợp này, cần tiến hành thử nghiệm kiểm tra độ sạch trên phần gần nhất có thể tiếp cận được.
Theo đó, các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như sau:
Rõ ràng là cần thiết phải thử nghiệm định kỳ các nguồn phóng xạ vào những thời điểm nhất định sau khi chúng được nhà sản xuất cung cấp nhằm chắc chắn chúng không phát sinh ra bất cứ một chỗ rò rỉ nào. Ở nhiều nước đã có những quy định luật pháp xác định tần suất của các thử nghiệm. Khoảng thời gian giữa các thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và thiết kế của nguồn phóng xạ kín cũng như môi trường làm việc.
Những thử nghiệm này không nhất thiết phải giống với các thử nghiệm được coi là thích hợp để thực hiện trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng là phải tính đến những điều kiện ứng dụng của nguồn phóng xạ kín và mọi rủi ro cụ thể mà nguồn có thể gặp phải trong suốt thời gian làm việc của mình.
Như vậy có một số điều kiện có thể gặp phải trong thực tế khi xem xét đến các thử nghiệm định kỳ:
- Nguồn phóng xạ kín chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại hiện trường nơi nó được sử dụng và có khả năng tiến hành thử nghiệm lau trên phần gần nhất có thể tiếp cận được. Trong trường hợp này, việc thử nghiệm lau (5.3) được chọn. Việc kiểm tra bằng mắt thường đối với nguồn phóng xạ kín cũng được tiến hành nếu có thể được.
- Nguồn chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại nơi nó được sử dụng nhưng việc tiếp cận trực tiếp với nguồn là không thể được hoặc không nên do nó gây nên sự chiếu xạ không được luận chứng đối với người thực hiện việc thử nghiệm, ví dụ: với những nguồn xạ trị hoạt độ cao hay những nguồn khác được bảo vệ trong hộp đựng nguồn. Trong trường hợp này, cần tiến hành thử nghiệm kiểm tra độ sạch trên phần gần nhất có thể tiếp cận được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?