Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào?
Tại Điều 30 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định xử lý tình huống nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân, cơ quan công an nơi gần nhất, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân; chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt.
- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp hoặc chưa được khai báo phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
- Khi nhận được báo cáo hoặc thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm sau đây:
+ Ủy ban nhân dân thông báo cho nhân dân địa phương biết để chủ động phòng, tránh bị chiếu xạ, tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, tìm kiếm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp;
+ Cơ quan công an chủ trì, phối hợp với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tìm kiếm, xác định chủ sở hữu, người quản lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi;
+ Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chuyển giao bất hợp pháp hoặc chưa được khai báo; xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi đã được tìm thấy.
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải chịu toàn bộ chi phí tìm kiếm và xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc xử lý như thế nào?
Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý như thế nào?
Theo Điều 31 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như sau:
- Vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là vật thể có chất phóng xạ bám trên bề mặt hoặc trong thành phần của nó.
- Tổ chức, cá nhân có vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ như quy định đối với chất thải phóng xạ;
+ Xin phép cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện các biện pháp thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ khi mức nhiễm bẩn phóng xạ thấp hơn hoặc bằng mức thanh lý. Khi được phép thanh lý, thì việc thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ được thực hiện như loại bỏ chất thải thông thường.
Quy định về nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ là trách nhiệm của ai?
Căn cứ Điều 33 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm quy định chi tiết về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, an ninh các nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung sau đây:
+ Liều giới hạn, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và kiểm soát chiếu xạ công chúng;
+ Việc thực hiện nguyên tắc bảo vệ nhiều lớp;
+ Việc thực hiện kiểm xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
+ Việc tẩy xạ sau khi kết thúc công việc bức xạ;
+ Những công việc bức xạ yêu cầu phải có người phụ trách an toàn;
+ Chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu đào tạo về an toàn đối với nhân viên bức xạ;
+ Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ, thời hạn của chứng chỉ, việc gia hạn chứng chỉ nhân viên bức xạ và việc công nhận chứng chỉ nhân viên bức xạ do tổ chức nước ngoài cấp;
+ Báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ;
+ Nội dung hồ sơ an toàn bức xạ, thời gian lưu giữ đối với từng loại hồ sơ;
+ Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
+ Mức miễn trừ khai báo, cấp phép, mức thanh lý, thủ tục thẩm định, đánh giá, phê chuẩn và các biện pháp thanh lý nguồn phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ;
+ Việc xác định địa điểm có mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người cần có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền;
+ Quy định về kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ, an ninh và các vấn đề khác theo thẩm quyền.
- Bộ Y tế có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung sau đây:
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với nhân viên bức xạ;
+ Mức chỉ dẫn liều chiếu xạ đối với bệnh nhân và kiểm soát chiếu xạ y tế.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan quy định và hướng dẫn cụ thể về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, phụ cấp nghề nghiệp, chế độ đặc thù khác đối với nhân viên bức xạ và người làm việc trong môi trường có độc hại phóng xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?