Nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá có bao gồm thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá?
- Nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá có bao gồm thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá?
- Các thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá được phân tích theo các nhóm nội dung nào?
- Trường hợp nào không cần thực hiện khảo sát hiện trạng tài sản khi thu thập thông tin về về tài sản thẩm định giá?
Nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá có bao gồm thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá được ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định về các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá như sau:
Các nguồn thông tin thu thập
1. Các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm:
a) Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý (như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền quản lý và các quyền khác liên quan đến tài sản), đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (bao gồm quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, sửa chữa và nâng cấp tài sản) và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin này;
b) Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá;
c) Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có);
d) Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá;
đ) Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
e) Các nguồn thông tin khác (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá là một trong những nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá.
Nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá có bao gồm thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá? (hình từ internet)
Các thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá được phân tích theo các nhóm nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá được ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC thì các thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá được phân tích theo các nhóm nội dung sau đây:
- Phân tích những thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá;
- Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế - kỹ thuật của tài sản thẩm định giá;
- Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá;
- Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (chỉ áp dụng với tài sản là bất động sản).
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là việc sử dụng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản có thể là việc tiếp tục sử dụng tài sản với mục đích hiện tại hoặc với mục đích khác thay thế; do đó, cần phân tích và trình bày các lập luận chứng minh về khả năng sử dụng tài sản cho phù hợp với các yếu tố pháp lý, kinh tế - xã hội và tài chính để xác định mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản.
- Phân tích thông tin về các nội dung có liên quan khác.
Trường hợp nào không cần thực hiện khảo sát hiện trạng tài sản khi thu thập thông tin về về tài sản thẩm định giá?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 31/2024/TT-BTC thì:
Các trường hợp không cần thực hiện khảo sát hiện trạng tài sản nếu người thu thập thông tin nếu được đầy đủ lý do về việc không thể khảo sát tài sản, gồm:
- Tài sản thẩm định giá là máy móc, thiết bị, dụng cụ mới hoặc dịch vụ mà trên bảng danh mục đề nghị thẩm định giá hoặc trên nhãn mác hoặc tài liệu đính kèm đề nghị thẩm định giá có ghi đầy đủ thông tin về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản; đồng thời, có các tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá đang giao dịch, mua bán trên thị trường;
- Tài sản thẩm định giá bị mất, thất lạc hoặc bị hủy hoại hoàn toàn;
- Tài sản thẩm định giá trong trường hợp không thể tiếp cận trực tiếp vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng và người thu thập thông tin phải nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá (nếu có). Người thực hiện thẩm định giá có trách nhiệm nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá (nếu có) tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?