Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu được dự đoán dựa trên những tiêu chí nào? Ổ dịch bệnh bạch hầu có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên?

Bệnh bạch hầu là gì và ổ dịch bệnh bạch hầu có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên? Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu được dự đoán dựa trên những tiêu chí nào? Ai được xác định là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là gì và ổ dịch bệnh bạch hầu có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên?

>>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu có lây nhiễm không? Bệnh bạch hầu có chữa được không?

>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn? Cách phòng bệnh bạch hầu hiện nay

>>> Xem thêm: Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Tỷ lệ tử vong đối với người mắc bệnh bạch hầu là mấy %?

Theo Mục I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 định nghĩa: bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B.

Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti.Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền.

Ổ dịch bạch hầu sẽ có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên thì căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 như sau:

2. Định nghĩa ổ dịch.
Ổ dịch bạch hầu: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên.
Ổ dịch kết thúc: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.
...

Theo đó, một nơi chỉ cần ghi nhận 01 (một) ca bệnh dịch bạch hầu thì được xác định là ổ dịch bệnh bạch hầu.

Cũng theo quy định này thì dịch bệnh bạch hầu kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu được dự đoán dựa trên những tiêu chí nào? Ổ dịch bệnh bạch hầu có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên?

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu được dự đoán dựa trên những tiêu chí nào? Ổ dịch bệnh bạch hầu có từ bao nhiêu người mắc bệnh trở lên? (Hình từ Internet)

Ai được xác định là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu được xác định là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:

- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà;

- Học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập;

- Nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau;

- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc;

- Những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;

- Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội;

- Người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…);

- Người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;

- Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu được dự đoán dựa trên những tiêu chí nào?

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh bạch hầu được dự đoán dựa theo Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 5965/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

TT

Tên tiêu chí

Khái niệm

Cách đo lường

Nguồn thông tin

Thang điểm/ Điểm tối đa

Ghi chú

I

CÁC TIÊU CHÍ CHÍNH

70 điểm





1

Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người




35 điểm

Chọn mục 1.1 hoặc 1.2

1.1

Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người tại xã/phường/thị trấn (xã)

Ca bệnh bạch hầu trong 5 năm gần nhất ghi nhận tại xã

Có/không

Trạm y tế (TYT) xã

■ Có ca bệnh: 35 điểm

■ Không có ca bệnh: 0 điểm

Nếu có ca bệnh tại xã thì không chấm điểm đối với khu vực lân cận

1.2

Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người tại khu vực lân cận

Ca bệnh bạch hầu trong 5 năm gần nhất của xã lân cận

(Xã lân cận cùng huyện hoặc khác huyện)

Có/không

TYT xã

Thông tin từ giao ban chuyên môn định kỳ

■ Có ca bệnh: 20 điểm

■ Không có ca bệnh: 0 điểm


2

Miễn dịch cộng đồng




35 điểm



Tỷ lệ tiêm chủng Bạch Hầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm đủ 4 mũi/tổng số trẻ em dưới 5 tuổi

Tỷ lệ %

Số liệu báo cáo tiêm chủng (tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ, tiêm chủng chống dịch)

■ >=90%: 0 điểm

■ 70% đến dưới 90%: 20 điểm

■ 50% đến dưới 70%: 25 điểm

■ Dưới 50% hoặc không đủ 4 mũi: 35 điểm

■ Có thôn/bản có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30%: 35 điểm

Chọn 1 trong các lựa chọn

II

MỘT SỐ TIÊU CHÍ LIÊN QUAN

30 điểm





1

Có người đi từ vùng dịch về

Người sinh sống/làm việc tại xã có bạch hầu đi đến xã đang đánh giá

Có/không

Thông tin báo cáo từ cộng đồng và các ban ngành đoàn thể

■ Không: 0 điểm

■ Có: 3 điểm


2

Người dân có thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng

Nhận định hoặc kết quả khảo sát về thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng của người dân trong xã

Đánh giá định tính hoặc tính theo tỷ lệ % nếu có khảo sát

TYT

Trường học

Cơ quan công sở

Khảo sát tại cộng đồng

■ Đại đa số (>75%) người dân trong xã có thói quen: 0 điểm

- Phần lớn (50%-75%) người dân có thói quen: 1 điểm

■ Một số (25%-<50%) người dân có thói quen: 2 điểm

■ Rất ít người dân (<25%) hoặc người dân không có thói quen: 3 điểm


3

Xã có ban chỉ đạo phòng chống dịch

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo

Có/không

UBND cấp xã

TYT

■ Có Quyết định và ban chỉ đạo hoạt động hiệu quả: 0 điểm

■ Có Quyết định thành lập nhưng ban chỉ đạo ít hoạt động: 2 điểm

■ Không có ban chỉ đạo: 3 điểm


4

Xã có kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu tại địa bàn

Bản kế hoạch được phê duyệt

Có/không

UBND cấp xã

■ Có Kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu: 0 điểm

■ Có Kế hoạch phòng chống dịch chung, trong đó có bạch hầu: 2 điểm

■ Không có: 3 điểm

Kế hoạch phòng chống dịch chung

Kế hoạch phòng chống dịch theo mùa

5

Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể (già làng, trưởng bản, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, trưởng thôn, ấp...) có tham gia phòng chống dịch

Sự tham gia của chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong phòng chống dịch

Có/không

UBND cấp xã

■ Có sự tham gia của chính quyền và từ 3 ban ngành, đoàn thể ngoài y tế: 0 điểm

■ Có sự tham gia của chính quyền và 1-2 ban ngành đoàn thể ngoài y tế: 2 điểm

■ Không có sự tham gia của chính quyền/ ban ngành ngoài y tế: 3 điểm


6

Năng lực chuyên môn giám sát, xử lý ổ dịch của địa phương

Năng lực giám sát tại cơ sở y tế, cộng đồng; năng lực lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân; năng lực điều tra, xử lý ổ dịch

- Cán bộ được tập huấn, hướng dẫn về giám sát, phòng chống dịch bạch hầu

- Có sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh

Báo cáo, số liệu giám sát

■ Có đủ cán bộ, cán bộ được tập huấn và/hoặc có hỗ trợ của CDC tỉnh: 0 điểm

■ Có đủ cán bộ, cán bộ chưa được tập huấn và không có hỗ trợ của CDC tỉnh: 2 điểm

■ Không đủ cán bộ, cán bộ chưa được tập huấn, không có hỗ trợ của CDC tỉnh: 3 điểm

Tập huấn theo hệ thống

Giao ban chuyên môn

7

Tập huấn về phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế

Cán bộ được tham gia lớp tập huấn về các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế

Có/không

Báo cáo, số liệu giám sát

■ Có được tập huấn đầy đủ: 0 điểm

■ Có được tập huấn nhưng chưa đủ: 2 điểm

■ Không được tập huấn: 3 điểm


8

Năng lực thực hiện truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu

Có đủ tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu

Có/không

Báo cáo, số liệu giám sát

■ Có đủ tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí: 0 điểm

■ Có tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí nhưng chưa đầy đủ: 2 điểm

■ Không có tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí: 3 điểm


9

Kinh phí cho phòng chống dịch của địa phương

Kinh phí được cấp hàng năm và đột xuất cho các hoạt động phòng chống dịch

Có/không

UBND cấp xã

■ Có đủ kinh phí phòng chống dịch: 0 điểm

■ Có nhưng không đủ: 2 điểm

■ Không có: 3 điểm


10

Sự tiếp cận cơ sở y tế

Thời gian đi từ thôn xa nhất trong xã đến trạm y tế xã

<30 phút

30-60 phút

>60 phút

TYT xã

■ <30 phút: 0 điểm

■ 30-60 phút: 2 điểm

■ >60 phút: 3 điểm


* Chấm điểm và đánh giá mức độ nguy cơ dịch như sau:

- Bộ tiêu chí này gồm 2 nhóm: nhóm tiêu chí chính (2 tiêu chí) chiếm 70 điểm (mỗi tiêu chí tối đa 35 điểm) và nhóm tiêu chí liên quan (10 tiêu chí) chiếm 30 điểm (mỗi tiêu chí tối đa 3 điểm) trên tổng số 100 điểm.

- Nhóm tiêu chí chính gồm 2 tiêu chí quan trọng nhất (Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người và Tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng). Đây là 2 tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự bùng phát của dịch bệnh bạch hầu tại địa phương.

- Dựa vào các thông tin, số liệu có sẵn hoặc thu thập được từ các nguồn, thực hiện đánh giá cho điểm từng tiêu chí và tính tổng điểm cho địa bàn xã.

Nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu của xã được xác định ở 1 trong 3 mức tương ứng với tổng điểm đánh giá như sau:

- > 70 điểm: nguy cơ cao

- 50 - 70 điểm: nguy cơ

- < 50 điểm: nguy cơ thấp

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu? Người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu có phải cách ly không?
Pháp luật
Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đâu? Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa? Ghi nhận bao nhiêu ca mắc thì là ổ dịch bạch hầu?
Pháp luật
Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không? Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh bạch hầu được xác định là kết thúc khi không ghi nhận trường hợp mắc bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ thời điểm nào?
Pháp luật
Ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có xem là ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm bệnh bạch hầu thường có các dấu hiệu nào? Trẻ em nên tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu từ năm bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Có những loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu nào? Đã tiêm vắc xin phòng bạch hầu, có phải tiêm nhắc lại?
Pháp luật
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu là tiêm vắc xin? Hướng dẫn về lịch tiêm vắc xin bệnh bạch hầu?
Pháp luật
Ổ dịch bạch hầu là gì? Việc tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch bạch hầu phải dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Người lao động nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không? Cần chủ động phòng bệnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh bạch hầu
8,220 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh bạch hầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào