Nguyên Chủ tịch nước có được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ canh gác thường xuyên tại nơi ở không?
- Nguyên Chủ tịch nước có được quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ không?
- Nguyên Chủ tịch nước có được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ canh gác thường xuyên tại nơi ở không?
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có được sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên không?
Nguyên Chủ tịch nước có được quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Cảnh vệ 2017 quy đjnh như sau:
Quyền và trách nhiệm của người là đối tượng cảnh vệ
Người là đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Có quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này;
2. Có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 quy định:
Đối tượng cảnh vệ
1. Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
g) Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên Chủ tịch nước là đối tượng được cảnh vệ, do đó, có quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ.
Nguyên Chủ tịch nước có được quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ không? (Hình từ Internet)
Nguyên Chủ tịch nước có được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ canh gác thường xuyên tại nơi ở không?
Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với nguyên Chủ tịch nước được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:
Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
...
2. Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi ở.
3. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
4. Đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
...
Như vậy, theo quy định, nguyên Chủ tịch nước được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ canh gác thường xuyên tại nơi ở và bảo vệ tiếp cận.
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có được sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên không?
Quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:
Quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ
...
3. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
a) Sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Giấy bảo vệ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên;
c) Được mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không và lên tàu bay;
d) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
đ) Tạm giữ người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng người, đồ vật, phương tiện đó có nguy cơ gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
e) Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống.
4. Việc quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này phải bằng văn bản; trường hợp do yêu cầu cấp bách thì người thực hiện nhiệm vụ có thể quyết định bằng lời nói trực tiếp, nhưng ngay sau đó phải ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Như vậy, theo quy định, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được quyền sử dụng giấy bảo vệ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?