Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến biểu hiện thông qua sáu cặp phạm trù cơ bản. Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó dựa vào 3 tính chất cơ bản (tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú) theo không gian và thời gian cụ thể.
Ví dụ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
- Mối tương quan giữa giáo dục và thu nhập: Thường có mối liên hệ thuận chiều giữa trình độ học vấn và mức thu nhập. Những người có trình độ học vấn cao thường có xu hướng kiếm được mức lương cao hơn.
- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tiêu thụ năng lượng: Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nhu cầu sử dụng điều hòa không khí và năng lượng để làm mát cũng tăng theo.
- Tương quan giữa tập thể dục và sức khỏe: Những người tập thể dục thường xuyên thường có sức khỏe tốt hơn, hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn và ít mắc các bệnh mãn tính.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Các tính chất của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến là gì? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì? (hình từ internet)
Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Theo Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:
Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
2. Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Như vậy, nguyên tắc phổ biến pháp luật như sau:
- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Tải toàn bộ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng file word? Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng và nội dung các bước công việc?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được cấp mấy mã số chứng chỉ năng lực? Điều kiện chung về kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ?
- Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng theo Nghị định 175? Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng?