Nguyên nhân chính cho việc truyền nhiễm bệnh lưỡi xanh ở bò là nguyên nhân nào? Triệu chứng lâm sàng của bệnh lưỡi xanh ở bò là gì
Bệnh lưỡi xanh ở bò do loại vi khuẩn nào gây nên?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh quy định về bệnh lưỡi xanh như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa, các từ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Bệnh lưỡi xanh (Bluetongue disease) là bệnh truyền nhiễm do vi rút Bluetongue thuộc họ Reoviridae gây ra cho nhiều loài nhai lại bao gồm động vật nuôi và động vật hoang dã. Thú mắc bệnh có thể bị sung huyết nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao ở cừu và hươu. Động vật nhai lại như bò, dê hiếm khi có triệu chứng lâm sàng.
CHÚ THÍCH: Vi rút Bluetongue có 27 typ huyết thanh được tìm thấy trên toàn thế giới, có đến 9 typ huyết thanh (1, 2, 3, 7, 9, 12, 16, 21 và 23) của vi rút Bluetongue ở khu vực Đông Nam Á và 11 typ huyết thanh ở Trung Quốc (1, 2, 3, 4, 9, 11, 12, 15, 16, 21 và 23) đã được phát hiện.
...
Theo đó, bệnh lưỡi xanh ở bò à bệnh truyền nhiễm do vi rút Bluetongue thuộc họ Reoviridae gây ra. Bò mắc bệnh lưỡi xanh có thể hiếm khi có triệu chứng lâm sàng để có thể nhận biết đã mắc bệnh.
Vi rút Bluetongue có 27 typ huyết thanh được tìm thấy trên toàn thế giới, có đến 9 typ huyết thanh (1, 2, 3, 7, 9, 12, 16, 21 và 23) của vi rút Bluetongue ở khu vực Đông Nam Á và 11 typ huyết thanh ở Trung Quốc (1, 2, 3, 4, 9, 11, 12, 15, 16, 21 và 23) đã được phát hiện.
Nguyên nhân chính cho việc truyền nhiễm bệnh lưỡi xanh ở bò là nguyên nhân nào?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh quy định về đặc điểm dịch tể học của bệnh lưỡi xanh như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Dịch tễ học
Bệnh lưỡi xanh (Bluetongue virus - BTV) gây bệnh trên loài nhai lại, bao gồm cừu, trâu, bò, hươu, nai dê và lạc đà. Bệnh do Orbivirus thuộc họ Reoviridae (ARN vi rút) gây ra. Gia súc mắc bệnh có đặc điểm sốt cao, phù thũng, lưỡi chuyển màu xanh, tác nhân truyền bệnh là do côn trùng, đặc biệt là loài muỗi vằn có tên là Culicoides imicola, hoặc có thể do tiêm truyền qua máu, tinh dịch. Tuy không gây nguy hiểm cho người, nhưng loại vi rút này lây lan rất nhanh trong gia súc và gây tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở cừu có thể đạt 100 % với tỷ lệ tử vong từ 0 % đến 30 % hoặc có thể lên đến 70 % ở các giống nhạy cảm; BTV thường nghiêm trọng trên hươu đuôi trắng và linh dương (gạt, sừng có nhiều nhánh) với tỷ lệ mắc bệnh 100 % và tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 90 %. Nhiều trâu, bò nhiễm BTV serotype 8 ở châu Âu với tỷ lệ nhiễm 5 %, nhưng hiếm khi chết tỷ lệ tử vong dưới 1 %.
....
Theo đó, tác nhân truyền bệnh lưỡi xanh ở bò là do côn trùng, đặc biệt là loài muỗi vằn có tên là Culicoides imicola, hoặc có thể do tiêm truyền qua máu, tinh dịch.
Tuy không gây nguy hiểm cho người, nhưng loại vi rút này lây lan rất nhanh trong gia súc và gây tỷ lệ tử vong cao.
Nhiều trâu, bò nhiễm bệnh lưỡi xanh ở châu Âu với tỷ lệ nhiễm 5 %, nhưng hiếm khi chết tỷ lệ tử vong dưới 1 %.
Nguyên nhân chính cho việc truyền nhiệm bệnh lưỡi xanh ở bò là nguyên nhân nào? (Hình từ Internet)
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh lưỡi xanh ở bò mà người nuôi có thể nhận biệt gồm những triệu chứng nào?
Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh lưỡi xanh như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
6.2 Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh: Ở cừu, thường từ 5 ngày đến 10 ngày. Trâu bò nhiễm vi rút huyết sau 4 ngày bị nhiễm bệnh, nhưng hiếm có triệu chứng lâm sàng. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh thay đổi rõ rệt về mức độ nghiêm trọng, tùy theo loài hoặc chủng vi rút lây nhiễm, các yếu tố chăn nuôi cũng như giống vật nuôi.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lưỡi xanh chủ yếu là do tính thấm của mạch máu bao gồm sốt, sung huyết dẫn đến phù nề mặt, mí mắt và tai; môi và lưỡi có thể bị sưng to. Đôi khi lưỡi bị tím tái và nhô ra khỏi miệng. Miệng thường lở loét, các vết loét lan rộng, niêm mạc bị hoại tử và bong tróc. Sung huyết có thể xuất hiện ở vành móng, háng gây đau móng và thoái hóa cơ, thú thường bị què và có thể bị tróc móng nếu sử dụng để kéo xe. Thú cái mang thai có thể bị xảy thai hoặc đẻ non. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm quẹo cổ, nôn mửa, viêm phổi hoặc viêm kết mạc. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ của bệnh, chỉ quan sát thấy tình trạng sung huyết nhẹ, mũi bị loét và chứa dịch tiết.
...
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lưỡi xanh chủ yếu là do tính thấm của mạch máu bao gồm sốt, sung huyết dẫn đến phù nề mặt, mí mắt và tai; môi và lưỡi có thể bị sưng to.
Đôi khi lưỡi bị tím tái và nhô ra khỏi miệng. Miệng thường lở loét, các vết loét lan rộng, niêm mạc bị hoại tử và bong tróc.
Sung huyết có thể xuất hiện ở vành móng, háng gây đau móng và thoái hóa cơ, thú thường bị què và có thể bị tróc móng nếu sử dụng để kéo xe. Thú cái mang thai có thể bị xảy thai hoặc đẻ non.
Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm quẹo cổ, nôn mửa, viêm phổi hoặc viêm kết mạc. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ của bệnh, chỉ quan sát thấy tình trạng sung huyết nhẹ, mũi bị loét và chứa dịch tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?