Nguyên tắc chung về đầu tư xây dựng của nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo theo quy định pháp luật hiện nay là gì?
Nguyên tắc chung về đầu tư xây dựng của nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc chung về đầu tư, xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân
1. Việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan.
2. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh.
3. Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.
4. Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
5. Việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân do cơ quan nhà nước thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác hay chấm dứt hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Quy định này không loại trừ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an toàn của tổ chức cá nhân được cấp phép.
Có 05 nguyên tắc chung đối với nhà máy điện hạt nhân quy định về việc đầu tư xây dựng.
Nhà máy điện hạt nhân (Hình từ Internet)
Các cơ quan quản lý nhà nước nào hiện nay có nhiệm vụ và quyền hạn đối với nhà máy điện hạt nhân?
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân được quy định theo Điều 7 Nghị định 70/2010/NĐ-CP:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân
1. Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện hạt nhân;
b) Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan;
c) Hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác, các điều ước quốc tế về nhà máy điện hạt nhân;
d) Cấp Giấy phép vận hành thử; cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn Giấy phép hoạt động điện lực của nhà máy điện hạt nhân;
đ) Phê duyệt quy trình vận hành nhà máy điện hạt nhân;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc; yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư phát triển dự án điện hạt nhân;
g) Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý đầu tư phát triển, vận hành nhà máy điện hạt nhân;
h) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về nhà máy điện hạt nhân;
i) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
b) Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
c) Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
d) Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân;
e) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
g) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt nhân;
h) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước đối với nhà máy điện hạt nhân theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát việc sử dụng đất;
b) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn đối với nhà máy điện hạt nhân đó là:
- Bộ Công thương
- Bộ Khoa học và Công nghê
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ quan nào hướng dẫn cụ thể về việc quản lý sử dụng các hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân?
Liên quan đến nhà máy điện hạt nhân, Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn cụ thể về việc quản lý sử dụng, khai thác các hồ sơ tài liệu, theo Điều 8 Nghị định 70/2010/NĐ-CP:
Quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân
1. Hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân phải được quản lý, lưu giữ ít nhất 40 năm, kể từ khi nhà máy điện hạt nhân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận chấm dứt hoạt động và hết trách nhiệm đảm bảo an toàn.
2. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về danh mục, quản lý, sử dụng, khai thác các hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân phù hợp với các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Thông tư 24/2013/TT-BCT để biết thêm thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?