Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
- Tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô có những tài khoản cấp 2, cấp 3 nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về nợ khó đòi đã xử lý không?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 971 về nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần.
Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải theo quy định của pháp luật, hết thời gian quy định mà không thu được thì xử lý khoản nợ theo quy định pháp luật hiện hành.
Lưu ý: Đối với những khoản xóa nợ theo Lệnh của Chính phủ (nếu có) thì không hạch toán vào tài khoản này.
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán 971 về nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ: - Số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp và đưa ra theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán để tiếp tục thu hồi.
Bên Có:
- Số tiền thu hồi được của khách hàng.
- Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời hạn theo dõi và được xử lý theo quy định.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi để thu hồi hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ.
Tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô có những tài khoản cấp 2, cấp 3 nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về tài khoản 971- Nợ khó đòi đã xử lý như sau:
Tài khoản 971- Nợ khó đòi đã xử lý
...
2. Tài khoản 971 có các tài khoản cấp 2, cấp 3 sau:
9711- Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
97111 - Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
97112- Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
...
Theo đó, tài khoản kế toán 971 - Nợ khó đòi đã xử lý của tổ chức tài chính vi mô có những tài khoản cấp 2, cấp 3 sau đây:
- 9711- Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
- 97111 - Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
- 97112- Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về nợ khó đòi đã xử lý không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ - Có - Số dư Nợ).
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về nợ khó đòi đã xử lý nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?