Nguyên tắc làm việc của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long là gì?
Nguyên tắc làm việc của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được quy định như thế nào?
Nguyên tắc làm việc của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được quy định tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-UBMC năm 2021, cụ thể như sau:
- Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số, đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long.
- Bảo đảm sự chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long và sự phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Cửu Long và các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long.
- Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời, chất lượng và hiệu quả.
- Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam ký văn bản của Tiểu ban theo thẩm quyền được phân công và được sử dụng con dấu của Ủy ban theo quy định.
Nguyên tắc làm việc của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-UBMC năm 2021, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo toàn diện việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tiểu ban và các nhiệm vụ quan trọng khác do Chủ tịch Ủy ban giao theo quy định;
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về các hoạt động của Tiểu ban.
- Chỉ đạo xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban Chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nước và các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nhạy cảm về nội dung hợp tác lưu vực sông Cửu Long.
- Phân công nhiệm vụ đối với các Phó Chủ tịch và Ủy viên Tiểu ban;
+ Chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên Tiểu ban;
+ Trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công cho các Phó Chủ tịch Tiểu ban trong trường hợp cấp bách, quan trọng hoặc công việc xử lý còn có ý kiến khác nhau giữa các Ủy viên Tiểu ban.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của Ủy ban với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Cửu Long để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ủy ban và Tiểu ban.
- Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các Phiên họp Tiểu ban.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long là Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Quy chế hoạt động của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-UBMC năm 2021 thì nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long là Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Tiểu ban quy định tại Điều 5 của Quy chế hoạt động của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long được ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-UBMC năm 2021.
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác tham mưu, giúp việc, công tác tổng hợp, báo cáo, tổ chức việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban;
+ Kịp thời báo cáo lãnh đạo Tiểu ban để giải quyết khi có công việc trực tiếp phát sinh vượt quá thẩm quyền.
- Chuẩn bị và trình Chủ tịch Tiểu ban chương trình, nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức Phiên họp Tiểu ban, các cuộc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Tiểu ban theo quyết định của Chủ tịch Tiểu ban.
- Đề xuất, trình Chủ tịch Tiểu ban xem xét, đại diện cho Việt Nam với tư cách là trưởng đoàn công tác trong các cuộc họp song phương Việt Nam - Campuchia về hợp tác sử dụng, khai thác, quản lý tài nguyên nước giữa hai quốc gia trong vùng châu thổ Mê Công, và trong các dự án xuyên biên giới có liên quan giữa Việt Nam - Campuchia trong các cơ chế hợp tác Mê Công theo phân công, phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
- Cập nhật thường xuyên lên website và chia sẻ kịp thời thông tin số liệu về diễn biến tài nguyên nước và tình hình khai thác sử dụng trên toàn lưu vực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban với các thành viên Tiểu ban thông qua Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Ủy ban.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Tiểu ban phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?