Nguyên tắc phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là gì?
Nguyên tắc phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là gì?
Căn cứ vào Điều 57 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết tranh chấp về về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời và hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
2. Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về giải quyết tranh chấp tại các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy định về giải quyết tranh chấp đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp (sau đây gọi là Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp).
3. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, giữ bí mật thông tin liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan.
Theo đó, việc phối hợp giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải được chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Việc phối hợp giữ các cơ quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải tuân thủ đụng quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.
Nguyên tắc phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là gì?
Việc phối hợp giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được thực hiện trên những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 58 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về nội dung phối hợp giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
- Giải quyết khiếu kiện, thương lượng, hòa giải, tham vấn đối với các bất đồng, mâu thuẫn giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài liên quan đến việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương không phù hợp với các quy định của Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
- Cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
- Cử người có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
- Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong giai đoạn tố tụng của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định tại Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền).
- Thực hiện, phối hợp, xử lý các nội dung liên quan đến thi hành phán quyết, quyết định, rà soát việc tuân thủ phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương như sau:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này.
- Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
- Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này.
- Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?