Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? Khi bị tạm giam, tạm giữ có được mang theo điện thoại và tiền bạc phòng thân không?
Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan.
- Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì?
Khi bị tạm giam, tạm giữ có được mang theo điện thoại và tiền bạc và thuốc để phòng thân không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam như sau:
- Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
- Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
- Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
- Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...).
- Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
- Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
- Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
- Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.
- Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).
- Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.
- Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.
Như vậy, từ căn cứ trên có thể thấy người bị tạm giữ, tạm giam không được phép mang điện thoại di động, tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam. Riêng đối với việc mang thuốc vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam phải được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.
Nếu mang phải đồ cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?
(1) Căn cứ Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm như sau:
- Khi phát hiện việc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ. Những đồ vật cấm nghi là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác, ma túy phải niêm phong, có chữ ký của người vi phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến.
- Trường hợp không xác định được đối tượng đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì khi thu giữ phải có ít nhất 02 người bị tạm giữ, người bị tạm giam chứng kiến ký biên bản, niêm phong (nếu có) và tổ chức xác minh làm rõ để xử lý.
- Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý và tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
- Việc thu giữ, giao nhận đồ vật cấm phải lập biên bản và vào sổ theo dõi.
(2) Căn cứ Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định về xử lý vi phạm như sau:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp đồ vật cấm sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý.
- Những người khác có hành vi giúp sức, bao che hoặc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì phải lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(3) Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định về xử lý đồ vật cấm như sau:
- Đồ vật cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Thông tư này thì lập biên bản chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đồ vật cấm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều 4 của Thông tư này sau khi thu giữ phải tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ, lập hồ sơ trước khi tổ chức tiêu hủy; trường hợp các đồ vật cấm có các nội dung, dữ liệu liên quan đến vụ án thì chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đồ vật cấm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 Điều 4 của Thông tư này thì thủ trưởng cơ sở giam giữ ra quyết định và tổ chức tiêu hủy.
- Việc tiêu hủy đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng, đối với trại tạm giam do Giám thị làm Chủ tịch, 01 đồng chí Phó Giám thị làm Phó Chủ tịch, Đội trưởng các đội nghiệp vụ và Bệnh xá trưởng làm Ủy viên; đối với nhà tạm giữ thì do Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách nhà tạm giữ làm Chủ tịch, Trưởng hoặc Phó Trưởng nhà tạm giữ làm Phó Chủ tịch, cán bộ quản giáo, bảo vệ, y tế làm ủy viên.
- Đồ vật cấm quy định tại khoản 11 Điều 4 của Thông tư này sau khi thu giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm gửi vào kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng quân và đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp thì được gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân theo nguyện vọng của người giao nộp.
Như vậy, nếu cố tình mang đồ cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam sẽ bị lập biên bản và xử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung đồ vật cấm không được mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và chế tài xử phạt khi bị phát hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?