Nguyên tắc thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông? Tai nạn không có người chết có xem là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng?
Nguyên tắc thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2024/TT-BCA thì nguyên tắc thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông như sau:
Thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông gồm người chết và người bị thương do tai nạn giao thông gây ra dẫn đến chết trong thời gian 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông;
Trường hợp người bị thương do tai nạn giao thông gây ra dẫn đến chết ngoài thời gian 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông mà có kết luận của tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thì thống kê bổ sung.
Ngoài ra, việc thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông còn phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời, theo tiến độ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và yêu cầu nghiệp vụ khác.
- Thống nhất về chỉ tiêu thống kê, biểu mẫu thống kê; có phân tích, so sánh.
- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các thông tin thống kê; phải thống kê đầy đủ các trường thông tin bắt buộc theo biểu mẫu báo cáo vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 26/2024/TT-BCA.
- Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Một vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.
- Trường hợp số liệu tai nạn giao thông trước đó đã báo cáo có sai sót hoặc phát sinh số vụ, số người chết, số người bị thương ngoài kỳ báo cáo thì thống kê bổ sung và giải trình rõ lý do điều chỉnh, bổ sung. Công an cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông).
- Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc thống kê số người chết trong vụ tai nạn giao thông? Tai nạn không có người chết có xem là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng? (Hình từ Internet)
Vụ tai nạn giao thông không có người chết thì có được xem là vụ tai nạn giao thông gây đặc biệt nghiêm trọng?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA như sau:
Phân loại tai nạn giao thông
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
...
Chiếu theo quy định trên thì vụ tai nạn giao thông thuộc một trong các trường hợp như sau được xem là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng:
(1) Làm chết 03 người trở lên;
(2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
(3) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, trong trường hợp vụ tai nạn giao thông không có người chết nhưng gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên hoặc gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên thì vẫn được xem là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tai nạn giao thông được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT thì nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (TTCT) do tai nạn giao thông được quy định như sau:
- Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.
- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?