Nguyên tắc thực hiện hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định thế nào?
- Nguyên tắc thực hiện hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định như thế nào?
- Các bên có được quyền lựa chọn tổ chức hòa giải khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh không?
- Biên bản hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa gồm những nội dung gì?
- Việc thực hiện kết quả hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa được quy định thế nào?
- Trường hợp nào phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa không được áp dụng?
Nguyên tắc thực hiện hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về nguyên tắc thực hiện hòa giải như sau:
Nguyên tắc thực hiện hòa giải
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vây, khi áp dụng phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nguyên tắc thực hiện hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh (hình từ Internet)
Các bên có được quyền lựa chọn tổ chức hòa giải khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh không?
Căn cứ Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Hòa giải
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Theo đó, các bên được quyền lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh.
Biên bản hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 36 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về biên bản hòa giải như sau:
Biên bản hòa giải
1. Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
b) Các bên tham gia hòa giải;
c) Nội dung hòa giải;
d) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
e) Kết quả hòa giải;
g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.
2. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải.
Chiếu theo quy định này, biên bản hòa giải bao gồm những nội dung sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;
- Các bên tham gia hòa giải;
- Nội dung hòa giải;
- Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;
- Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;
- Kết quả hòa giải;
- Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.
Việc thực hiện kết quả hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Thực hiện kết quả hòa giải thành
Các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải; trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thì bên kia có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này, việc thực hiện kết quả hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa được quy định như sau:
- Các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải;
- Trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thì bên kia có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa không được áp dụng?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.
Như vậy, phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa không được áp dụng nếu tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?