Nguyên tắc và kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án cần đảm bảo những gì?
- Thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án thì đăng ký với ai và trong thời gian bao lâu?
- Nguyên tắc và kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án cần đảm bảo những gì?
- Thanh niên sau khi kết thúc tham gia chương trình, đề án, dự án được hưởng các chính sách như thế nào?
Thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án thì đăng ký với ai và trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của thanh niên tình nguyện như sau:
"Điều 3. Nhiệm vụ của thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện
...
2. Thanh niên tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan chủ trì thực hiện và có thời hạn từ 24 tháng trở lên (sau đây gọi là thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án);
b) Tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng và xã hội do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội (sau đây gọi là thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội)."
Như vậy, thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan chủ trì thực hiện và có thời hạn từ 24 tháng trở lên.
Còn khi tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng và xã hội do cá nhân tự nguyện đăng ký với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội.
Nguyên tắc và kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án cần đảm bảo những gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc và kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án cần đảm bảo những gì?
Theo Điều 4 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
2. Chính phủ và chính quyền địa phương tạo điều kiện để thanh niên tham gia tổ chức thanh niên xung phong, hoạt động tình nguyện theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ, chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên được thành lập theo quy định của pháp luật tôn vinh, biểu dương, ghi nhận hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng thanh niên xung phong có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ; thanh niên tình nguyện có nhiều cống hiến, đóng góp cho hoạt động tình nguyện.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này."
Điều 5. Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện
...
2. Đối với thanh niên tình nguyện
a) Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm trong chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội do cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội tự trang trải hoặc huy động từ các nguồn ủng hộ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, về kinh phí thực hiện chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia chương trình, đề án, dự án do ngân sách nhà nước bảo đảm trong chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước.
Còn về nguyên tắc thực hiện phải tuân thủ theo Điều 4 trên.
Thanh niên sau khi kết thúc tham gia chương trình, đề án, dự án được hưởng các chính sách như thế nào?
Sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện thì bạn sẽ được hưởng những chính sách theo quy định tại Điều 10 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 10. Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án
1. Được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền.
2. Được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.
3. Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
5. Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.
..."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?