Nguyên thủ quốc gia thông qua văn bản của một điều ước quốc tế thì có cần phải xuất trình thư ủy quyền không?
- Nguyên thủ quốc gia thông qua văn bản của một điều ước quốc tế thì có cần phải xuất trình thư ủy quyền không?
- Người không có thẩm quyền đại diện một quốc gia ký kết điều ước quốc tế mà thực hiện thì có giá trị pháp lý không?
- Sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký khi nào?
Nguyên thủ quốc gia thông qua văn bản của một điều ước quốc tế thì có cần phải xuất trình thư ủy quyền không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 7 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Thư ủy quyền
1. Một người được coi là đại diện cho một quốc gia để thông qua hoặc để xác thực văn bản của một điều ước hay để tỏ sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của điều ước:
a) Nếu người đó xuất trình thư ủy quyền thích hợp; hoặc
b) Nếu chiểu theo thực tiễn của các quốc gia hữu quan hoặc theo những hoàn cảnh khác, những quốc gia này có ý định coi người đó là đại diện của quốc gia mình nhằm đạt được những mục đích nêu trên và không đòi hỏi phải xuất trình thư ủy quyền.
2. Chiểu theo chức vụ của họ và không cần xuất trình thư ủy quyền, những người sau đây được coi là đại diện cho quốc gia của họ:
a) Các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong mọi hành vi liên quan đến việc ký kết điều ước;
b) Các Trưởng đoàn ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước giữa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện;
c) Những đại diện được cử của một quốc gia tại một hội nghị quốc tế hoặc tại một tổ chức quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức này, trong việc thông qua văn bản của một điều ước trong hội nghị quốc tế đó, trong tổ chức quốc tế đó hay trong cơ quan của tổ chức quốc tế đó.
Như vậy, Nguyên thủ quốc thông qua văn bản của một điều ước quốc tế thì không cần xuất trình thư ủy quyền.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Người không có thẩm quyền đại diện một quốc gia ký kết điều ước quốc tế mà thực hiện thì có giá trị pháp lý không?
Căn cứ theo Điều 8 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc xác nhận sau đó đối với một hành vi không được ủy quyền
Một hành vi liên quan đến việc ký kết một điều ước của một người mà theo Điều 7 không được coi là có thẩm quyền đại diện cho một quốc gia thì không có giá trị pháp lý, trừ khi được quốc gia họ xác nhận sau đó hành vi ký kết này.
Như vậy, người không có thẩm quyền đại diện một quốc gia ký kết điều ước quốc tế mà thực hiện thì không có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên việc ký kết này vẫn có giá trị pháp lý khi được quốc gia đó xác nhận sau đó hành vi ký kết này.
Sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc ký
1. Sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký:
a) Khi điều ước quy định là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó;
b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng bằng những quốc gia đã tham gia đàm phán thỏa thuận với nhau là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc
c) Khi có ý định của quốc gia đó muốn việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện quốc gia hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.
2. Theo mục đích của khoản 1:
a) Việc ký tắt một văn bản là việc ký điều ước khi các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận như vậy;
b) Việc đại diện của một quốc gia ký ad referendum vào một điều ước là việc ký cuối cùng vào điều ước đó nếu việc ký như thế được các quốc gia xác nhận.
Như vậy, sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế biểu thị bằng việc đại diện của quốc gia đó ký khi:
- Khi điều ước quy định là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó;
- Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng bằng những quốc gia đã tham gia đàm phán thỏa thuận với nhau là việc ký sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc
- Khi có ý định của quốc gia đó muốn việc ký kết sẽ có giá trị ràng buộc được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện quốc gia hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?