Nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì về khả năng chịu lửa? Cửa sổ, cửa ra vào trong nhà cao tầng có được làm bằng vật liệu dễ cháy không?
Nhà cao tầng phải đáp ứng những yêu cầu gì về khả năng chịu lửa?
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định các yêu cầu về chịu lửa của nhà cao tầng cụ thể như sau:
(1) Nhà cao tầng phải được thiết kế với bậc chịu lửa I và giới hạn chiu lửa tối thiểu của các cấu kiện chính cũng như vật liệu để làm các cấu kiện đó được quy định trong bảng dưới đây:
Chú thích: Kết cấu thép cho tầng hầm, mái và sàn phải được bảo vệ bằng vật liệu không cháy, kết cấu phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
(2) Giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận khác có tính ngăn cháy được quy định như sau :
- Cửa đi, cửa sổ và cổng ở tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút;
- Vách ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút;
- Cửa đi, cửa sổ ở vách ngăn cháy; cửa ngăn cháy vào các tầng hầm, mái; cửa lên mái phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 40 phút;
- Sàn ngăn cháy (sàn giữa các tầng, sàn tầng hầm mái, sàn tầng hầm, sàn tầng lửng) phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
(3) Các cửa đi, cửa sổ, cửa mái, sàn, tường ngăn khác không thuộc quy định trong điều 5.1, 5.2 và vật trang trí trên tường, trần cho phép làm bằng vật liệu dễ cháy.
(4) Các bộ phận chịu lực của cầu thang (dầm, cốn, chiếu nghỉ, bậc thang) phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
(5) Tường và sàn của giếng thang máy bố trí trong nhà phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
Trường hợp bố trí ngoài nhà thì tường và sàn làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 30 phút.
(6) Mái của các nhà cho phép sử dụng vật liệu cách nhiệt dễ cháy trên bề mặt các tấm bê tông, xà bê tông và các tấm phibrô ximăng.
(7) Trong các nhà kiểu căn hộ, tường ngăn giữa các đơn nguyên phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút. Tường ngăn giữa các căn hộ phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 40 phút.
(8) Tường ngăn hành lang giữa của nhà phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 30 phút.
(9) Sàn và trần ngăn tầng chân tường phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 90 phút.
(10) Sàn buồng thang, tiền sảnh có lối đi từ cầu thang hay tiền sảnh ra ngoài khoảng trống phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
Theo đó, vẫn cho phép các cửa đi, cửa sổ, cửa mái trong nhà cao tầng làm bằng vật liệu dễ cháy nếu không thuộc quy định tại mục (1) và mục (2) nêu trên.
Yêu cầu về chịu lực đối với nhà cao tầng (Hình từ Internet)
Lối thoát nạn của nhà cao tầng được coi là an toàn khi đáp ứng điều kiện nào?
Theo tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 thì lối thoát nạn trong nhà cao tầng được coi là an toàn khi bảo đảm một trong các điều kiện sau :
(1) Đi từ các phòng ở tầng l trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài;
(2) Đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng l) ra hành lang có lối ra;
- Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà;
- Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
(3) Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở mục (1) và (2) nêu trên.
Những quy định chung về phòng cháy chữa cháy khi thiết kế nhà cao tầng?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về những quy định chung về phòng cháy chữa cháy đối với nhà cao tầng cụ thể như sau:
Quy định chung.
4.1. Thiết kế PCCC cho công trình dân dụng cao tầng phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn an toàn PCCC khác có liên quan. 4.2 Khi thiết kế PCCC cho nhà cao tầng để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, phải dựa vào quy hoạch của toàn khu, hay cụm và đồng thời kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin báo cháy...).
4.2. Thiết kế nhà cao tầng phải được thoả thuận về thiết kế và thiết bị PCCC với cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Những quy định trên đây được áp dụng đối với những nhà cao tầng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng) và không áp dụng cho những nhà cao trên 100m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?