Nhà cấp 4 được phép xây mấy tầng? Hướng dẫn cách xác định chiều cao của nhà cấp 4 theo quy định pháp luật?

Nhà ở bao gồm những loại nhà nào theo quy định hiện nay? Nhà cấp 4 thuộc loại nhà ở nào? Nhà cấp 4 được phép xây bao nhiêu tầng? Hướng dẫn cách xác định chiều cao của nhà cấp 4 theo quy định pháp luật?

Nhà ở bao gồm những loại nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì "nhà ở" là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Mặc dù Luật Nhà ở không có quy định cụ thể "nhà ở" gồm những loại nào. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 thì có các loại nhà ở sau đây:

- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Nhà ở riêng lẻ là loại nhà phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Căn cứ vào quy mô kết cấu công trình, nhà ở riêng riêng lẻ được phân thành các hạng khác nhau gồm: Cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV.

- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.

Nhà cấp 4 được phép xây mấy tầng? Hướng dẫn cách xác định chiều cao của nhà cấp 4 theo quy định pháp luật?

Nhà ở bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Nhà cấp 4 thuộc loại nhà ở nào và được phép xây bao nhiêu tầng?

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu như sau:

Nhà cấp 4 thuộc loại nhà ở nào và được phép xây bao nhiêu tầng?

Theo đó, nhà cấp 4 thuộc cấp công trình của nhà ở riêng lẻ và xây dựng theo quy mô kết cấu như sau:

- Chiều cao (m): ≤ 6

- Số tầng cao: 1

- Tổng diện tích sàn (nghìn m2): < 1

- Nhịp kết cấu lớn nhất (m): < 15

Như vậy, theo quy định thì nhà cấp 4 chỉ được phép xây 1 tầng duy nhất.

Hướng dẫn cách xác định chiều cao của nhà cấp 4 theo quy định pháp luật?

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD về Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu thì cách xác định Chiều cao của công trình được quy định như sau:

3. Cách xác định Chiều cao của công trình/kết cấu:
a) Đối với công trình/kết cấu thuộc mục 2.1: Chiều cao được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của công trình (kể cả tầng tum hoặc mái dốc). Đối với công trình/kết cấu đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất. Nếu trên đỉnh công trình có các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại,… thì chiều cao của các thiết bị này không tính vào chiều cao công trình.
b) Đối với kết cấu thuộc mục 2.2: Chiều cao của kết cấu được tính từ cao độ mặt đất tới điểm cao nhất của công trình. Đối với công trình có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.
Chiều cao của kết cấu trong một số trường hợp riêng được quy định như sau:
+ Đối với kết cấu trụ/tháp/cột đỡ các thiết bị thuộc mục 2.2.1: Chiều cao của kết cấu được tính bằng tổng chiều cao của trụ/tháp/cột đỡ thiết bị và thiết bị đặt trên trụ/tháp/cột đỡ;
+ Đối với các kết cấu được lắp đặt trên các công trình hiện hữu thuộc mục 2.2.2: Chiều cao của kết cấu được tính từ chân tới đỉnh của kết cấu được lắp đặt (ví dụ: cột BTS chiều dài 12m, đặt trên nóc nhà 3 tầng hiện hữu, chiều cao kết cấu của cột BTS này được tính là 12m).
c) Đối với kết cấu thuộc mục 2.3:
- Chiều cao trụ đỡ: Khoảng cách từ mặt trên của bệ đỡ (móng đỡ) trụ đến đỉnh trụ;
- Độ cao so với mặt đất, mặt nước: Khoảng cách từ cáp treo tới mặt đất hoặc mặt nước (mực nước trung bình năm) bên dưới;

Như vậy, việc xác định chiều cao của nhà cấp 4 được xác định như sau:

- Chiều cao được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của công trình (kể cả tầng tum hoặc mái dốc).

- Đối với công trình/kết cấu đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.

- Nếu trên đỉnh công trình có các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại,… thì chiều cao của các thiết bị này không tính vào chiều cao công trình.

Nhà cấp 4
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm nhà cấp 4 là gì? Làm sao để xác định chiều cao của nhà cấp 4?
Pháp luật
Nhà cấp 4 được phép xây mấy tầng? Hướng dẫn cách xác định chiều cao của nhà cấp 4 theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Chủ đầu tư nhà cấp 4 để bán có nghĩa vụ bảo hành nhà sau khi đã bàn giao cho người mua hay không?
Pháp luật
Nhà cấp 4 cho khách du lịch thuê có cần giấy phép an ninh trật tự không? Nếu có thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Xây dựng nhà cấp 4 ở quê có phải xin giấy phép xây dựng không? Nếu có thì điều kiện và hồ sơ xin giấy phép đối với nhà cấp 4 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà cấp bốn là gì? Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 hiện nay được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí của nhà cấp 4 nông thôn là gì? Việc xây dựng nhà cấp 4 nông thôn có cần phải xin phép không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà cấp 4
3,512 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà cấp 4

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà cấp 4

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào