Nhà chung cư bao nhiêu tầng thì được xếp vào diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ theo quy định pháp luật?
- Nhà chung cư bao nhiêu tầng thì được xếp vào diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ?
- Chủ sở hữu nhà chung cư có bắt buộc đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không?
- Mẫu mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc dành cho cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng được quy định như thế nào?
Nhà chung cư bao nhiêu tầng thì được xếp vào diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 136/2020/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP và được thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Ban hành kèm Nghị định này các Phụ lục
...
2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
...
Trên cơ sở dẫn chiếu đến Phụ lục II quy định về danh mục cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ được ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.
2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
...
Theo đó, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì được xếp vào diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
Như vậy, nhà chung cư cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên thì được xếp vào diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
Nhà chung cư bao nhiêu tầng thì được xếp vào diện cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu nhà chung cư có bắt buộc đóng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
...
đ) Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
...
Đồng thời, căn cứ theo Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Như đã trình bày ở trên nếu nhà chung cư thuộc danh mục cơ sở có nguy cơ về cháy nổ thì chủ sở hữu nhà chung cư là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, bao gồm:
+ Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
+ Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Lưu ý: Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Mẫu mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc dành cho cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II và khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Trên cơ sở dẫn chiếu đến khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng được thể hiện qua biểu mẫu dưới đây:
Tải về: Biểu mẫu mức phí bảo hiểm (Chưa bao gồm thuế GTGT) dành cho cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
Lưu ý:
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?