Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư khi nào?
- Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ công ty chứng khoán có phải theo dõi số dư chứng khoán đối với nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký không?
- Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư khi nào?
- Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định ra sao?
Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ công ty chứng khoán có phải theo dõi số dư chứng khoán đối với nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BTC về giao dịch chứng khoán:
Giao dịch chứng khoán
1. Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, giao dịch mua chứng khoán được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh mua chứng khoán khi có đủ tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán, ngoại trừ giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký và mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán, nhà đầu tư được đặt lệnh mua chứng khoán và công ty chứng khoán được thực hiện lệnh mua chứng khoán khi có bảo lãnh thanh toán hoặc xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc ngân hàng lưu ký chấp nhận yêu cầu thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.
b) Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm theo dõi số dư chứng khoán, số dư tiền (ngoại trừ trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký), kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các lệnh giao dịch của nhà đầu tư.
...
Như vậy, trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, công ty chứng khoán không phải chịu trách nhiệm theo dõi số dư chứng khoán, số dư tiền đối với trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký.
Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BTC về giao dịch chứng khoán:
Giao dịch chứng khoán
...
3. Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại ngày giao dịch, ngoại trừ các trường hợp: thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục được bán chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, bán chứng khoán cơ cấu khi bảo đảm có đủ chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng khoán cơ cấu để chuyển giao trước thời hạn thanh toán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; giao dịch trong ngày theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; bán chứng khoán chờ về.
Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt động bán chứng khoán chờ về.
4. Nhà đầu tư không được đặt các lệnh giao dịch cùng mua, cùng bán đồng thời cùng một mã chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ, trừ các lệnh đã được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán tại đợt giao dịch trước đó, chưa được khớp nhưng vẫn còn hiệu lực.
5. Công ty chứng khoán có trách nhiệm kiểm soát việc đặt lệnh cùng mua, cùng bán trong cùng một đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ của nhà đầu tư trên tài khoản giao dịch mở tại công ty mình.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép sử dụng tài khoản giao dịch môi giới quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Thông tư này để vừa đặt lệnh mua và lệnh bán cùng một mã chứng khoán trong từng đợt khớp lệnh (định kỳ hoặc liên lục) hoặc giao dịch thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc lệnh mua và lệnh bán chứng khoán không phải của cùng một nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại ngày giao dịch, ngoại trừ các trường hợp:
- Thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục được bán chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, bán chứng khoán cơ cấu khi bảo đảm có đủ chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng khoán cơ cấu để chuyển giao trước thời hạn thanh toán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Giao dịch trong ngày theo quy định tại Điều 10 Thông tư 120/2020/TT-BTC;
- Bán chứng khoán chờ về.
Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư khi nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định ra sao?
Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 5 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể:
- Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
- Công bằng, công khai, minh bạch.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?