Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Dự án dầu khí được định nghĩa thế nào theo Nghị định 132?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Quy định về huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án theo Nghị định 132?
- Thời hạn để nhà đầu tư chuyển khoản thu hồi vốn về nước là bao lâu?
Dự án dầu khí được định nghĩa thế nào theo Nghị định 132?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 132/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/12/2024) giải thích rõ:
Dự án dầu khí là dự án đầu tư được hình thành từ một hoặc nhiều hợp đồng dầu khí hoặc giấy phép để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài.
(So với Nghị định 124/2017/NĐ-CP (hết hiệu lực kể từ ngày 05/12/2024) không có quy định giải thích về dự án dầu khí)
Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án như sau:
Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài từ các tổ chức tài chính, tín dụng mà không kể trong nước hay ngoài nước.
Quy định về huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án theo Nghị định 132?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định:
Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.
3 . Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, ngoài việc nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) được nêu trên thì đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay thì nhà đầu tư cũng được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.
Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Thời hạn để nhà đầu tư chuyển khoản thu hồi vốn về nước là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về thu hồi vốn từ dự án dầu khí ở nước ngoài như sau:
Thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, trừ trường hợp quy định khoản 3 Điều này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan đại diện chủ sở hữu để theo dõi, quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thời hạn chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp tổng vốn đầu tư ra nước ngoài chưa đạt so với vốn đăng ký hoặc trong trường hợp tăng vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được giữ lại các khoản thu hồi vốn (chi phí) để đầu tư cho dự án đó nếu được quy định trong giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh.
Như vậy, thời hạn để nhà đầu tư chuyển khoản thu hồi vốn về nước sau khi có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương là 6 tháng.
Trường hợp không thực hiện trong khoảng thời gian này thì có thể kéo dài thêm 12 tháng kể từ ngày hết hạn, tuy nhiên phải có thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan đại diện chủ sở hữu để theo dõi, quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?