Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nào?
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 về chuyển nhượng dự án đầu tư cụ thể như sau:
Chuyển nhượng dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;
b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;
c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà đầu tư được phép chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác và phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định;
- Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định;
- Đáp ứng điều kiện theo quy định về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Đáp ứng điều kiện theo quy định về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
- Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);
Lưu ý: Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet).
Thủ tục chuyển nhượng một phần dự án đầu tư được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 về chuyển nhượng dự án đầu tư.
Theo đó, trường hợp đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư thực hiện như sau:
- Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư 2020 và dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 41 Luật Đầu tư 2020.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định nêu trên, việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác trái quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như sau:
Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
b) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp nhà đầu tư là tổ chức thực hiện chuyển nhượng một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác trái quy định có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân có hành vi vi phạm thì sẽ chịu mức phạt bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Do đó, cá nhân vi phạm sẽ chịu mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?