Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc chịu mức phạt chậm thanh toán bao nhiêu % một ngày đối với giá trị chậm nộp ngân sách nhà nước?
- Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc chịu mức phạt chậm thanh toán bao nhiêu % một ngày đối với giá trị chậm nộp ngân sách nhà nước?
- Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc có giá trị dự án nộp ngân sách nhà nước dưới 1000 tỷ đồng thì thanh toán tối đa bao nhiêu lần?
- Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc thực hiện phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận như thế nào?
Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc chịu mức phạt chậm thanh toán bao nhiêu % một ngày đối với giá trị chậm nộp ngân sách nhà nước?
Theo quy định về xử lý đối với việc chậm thanh toán giá trị nộp ngân sách nhà nước tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT như sau:
Giá trị và thời hạn nộp ngân sách nhà nước
…
4. Xử lý đối với việc chậm thanh toán giá trị nộp ngân sách nhà nước
a) Hợp đồng dự án quy định cụ thể phương án xử lý trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chậm thanh toán giá trị nộp ngân sách nhà nước, bao gồm việc phạt tiền chậm thanh toán và các biện pháp khác theo quy định pháp luật.
b) Việc phạt tiền chậm thanh toán được thực hiện như sau: mức tính tiền chậm thanh toán bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm thanh toán; thời gian tính tiền chậm thanh toán được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm thanh toán đến ngày liền kề trước ngày số tiền đã thanh toán vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, mức tính tiền phạt chậm thanh toán đối với Nhà đầu tư dự án đường cao tốc chậm nộp ngân sách nhà nước là 0,03% một ngày tính trên số tiền chậm thanh toán.
Thời gian tính tiền chậm thanh toán được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm thanh toán đến ngày liền kề trước ngày số tiền đã thanh toán vào ngân sách nhà nước.
Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc chịu mức phạt chậm thanh toán bao nhiêu % một ngày đối với giá trị chậm nộp ngân sách nhà nước? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc có giá trị dự án nộp ngân sách nhà nước dưới 1000 tỷ đồng thì thanh toán tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT quy định về giá trị và thời hạn nộp ngân sách nhà nước như sau:
Giá trị và thời hạn nộp ngân sách nhà nước
1. Giá trị nộp ngân sách nhà nước tại hợp đồng dự án căn cứ quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
2. Thời hạn thanh toán giá trị nộp ngân sách nhà nước:
a) Trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước dưới 1.000 tỷ: nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thanh toán tối đa 02 lần; trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 50% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 01 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, lần 2 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 03 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực;
b) Trường hợp giá trị nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ: nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thanh toán tối đa 03 lần; trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 40% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 02 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, lần 2 thanh toán tối thiểu 30% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 04 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, lần 3 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực;
c) Hợp đồng dự án quy định cụ thể tiến độ, giá trị nộp ngân sách nhà nước.
3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải giải ngân vốn chủ sở hữu có giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức đầu tư dự án trong lần thanh toán đầu tiên. Việc giải ngân vốn chủ sở hữu trong các lần tiếp theo (nếu có) thực hiện theo hợp đồng dự án.
Như vậy, nhà đầu tư dự án có giá trị nộp ngân sách nhà nước dưới 1.000 tỷ phải thanh toán tối đa 02 lần.
Trong đó lần 1 thanh toán tối thiểu bằng 50% giá trị nộp ngân sách nhà nước trong vòng 01 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Lần 2 thanh toán toàn bộ giá trị nộp ngân sách nhà nước còn lại trong vòng 03 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc thực hiện phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận như thế nào?
Phương án thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư đường bộ cao tốc được quy định tại Điều 9 Thông tư 55/2023/TT-BGTVT cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có quyền thu giá hoặc phí sử dụng dịch vụ đường bộ cao tốc theo quy định pháp luật và quy định hợp đồng đã ký kết.
- Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được thu các khoản thu khác theo quy định pháp luật, doanh thu của khoản thu phải được cập nhật vào phương án tài chính dự án.
- Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi xác định doanh thu của dự án qua từng năm, bao gồm: doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu.
Doanh thu dự kiến được xác định trên cơ sở:
- Mức thu; đối tượng thu; dự kiến lộ trình tăng giá, phí theo quy định pháp luật PPP, pháp luật về giá, phí;
- Kết quả dự báo lưu lượng giao thông.
Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi lựa chọn phương pháp dự báo giao thông đưa ra các kết quả dự báo theo các kịch bản tăng trưởng kinh tế cao, trung bình và thấp để làm căn cứ so sánh và lựa chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?