Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có bảo đảm quy định pháp luật không?
Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có bảo đảm quy định pháp luật không?
Đối với việc cung cấp dịch vụ của bảo tàng thì tại Điều 12 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Hoạt động dịch vụ
1. Hoạt động dịch vụ của bảo tàng bao gồm:
a) Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và dịch vụ khác;
b) Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng;
c) Tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;
d) Cung cấp thông tin, tư liệu;
đ) Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;
e) Giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
g) Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật;
h) Hợp tác khai quật khảo cổ;
i) Hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
2. Hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.
Theo đó thì việc nhà đầu tư đang thực hiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ như cà phê, ăn sáng nhằm phục vụ du khách trong khuôn viên khu bảo tàng là phù hợp và đảm bảo quy định pháp luật.
Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có phù hợp với quy định pháp luật nhay không? (Hình từ Internet)
Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức nào?
Tại Điều 6 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể như sau:
Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể
1. Bảo tàng được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng.
2. Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:
a) Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;
b) Khai quật khảo cổ;
c) Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
d) Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.
Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp sau:
a) Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng;
b) Bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi;
c) Được xác định gây hại cho con người và môi trường;
d) Được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học;
đ) Được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
e) Được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.
Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định pháp luật có liên quan, Giám đốc bảo tàng ngoài công lập quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật; Giám đốc bảo tàng công lập đề nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.
Theo đó bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:
- Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;
- Khai quật khảo cổ;
- Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
- Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.
Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bảo tàng có thể tổ chức các hoạt động giáo dục nào?
Tại Điều 10 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về hoạt động giáo dục của bảo tàng như sau:
Hoạt động giáo dục
1. Hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:
a) Hướng dẫn tham quan;
b) Tổ chức chương trình giáo dục;
c) Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;
d) Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.
2. Chương trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của bảo tàng.
3. Chương trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Theo đó hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:
- Hướng dẫn tham quan;
- Tổ chức chương trình giáo dục;
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;
- Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?