Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics không? Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics ra sao?

Cho tôi hỏi nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics không? Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics ra sao? Và tôi nghe nói rằng có quy định về giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics là như thế nào?

Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics không?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

“3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
- Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.”

Như vậy, trên đây là tất cả các điều kiện quy định dành cho một thương nhân nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.

logistics

logistics

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng ra sao trong kinh doanh dịch vụ logistics?

Căn cứ Điều 236 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi kinh doanh dịch vụ logistics như sau:

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.”

Như vậy, khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics được các quyền như hướng dẫn, kiểm tra hoặc giám sát việc thực hiện hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến thông tin nơi gửi đi cũng như nhận hàng về của khách hàng. Bên cạnh đó, sau khi bên vận chuyển là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã hoàn thành đơn hàng thì khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán cho họ mọi khoản tiền đến hạn. Ngoài ra, nếu xảy ra các phát sinh hợp lý nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp lỗi do mình gây ra.

Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về việc giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics như sau:

“1. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
3. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
4. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.”

Như vậy, bạn hiểu một cách đơn giản rằng việc giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics là một hạn mức tối đa về mức bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động logistics. Tuy nhiên khi các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như khoản 3 Điều luật trên.

Logistics
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics là gì? Cơ quan nào chủ trì hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics?
Pháp luật
Dịch vụ logistics là gì? Thương nhân cần làm gì khi bắt đầu làm dịch vụ logistics?
Pháp luật
Có phải chỉ có đơn vị Việt Nam mới được kinh doanh dịch vụ logistics cụ thể vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa không?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics không? Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics ra sao?
Pháp luật
Có phải ai cũng được kinh doanh trong ngành logistics? Quyền và nghĩa vụ của tôi khi tham gia kinh doanh trong ngành logistics ra sao?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường tổn thất trong quá trình vận chuyển của đơn vị kinh doanh dịch vụ logistic?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành Logistics trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Pháp luật
Ngành Logistics trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Pháp luật
Người học ngành Logistics trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Việc hỗ trợ tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics tại Việt Nam gồm những nội dung nào? Quy mô tổ chức được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Logistics
6,489 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Logistics

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Logistics

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào